Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 96)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

2.5.2.2.Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.5.2.2.Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự

Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo quy định hiện hành, việc xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được áp dụng đối với tội danh sau: tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật hình sự), tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật hình sự), tội lừa dối khách hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự). Tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, người có hành vi phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, sản xuất và buôn bán hàng giả có thể bị áp dụng một trong các chế tài hình sự là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định, phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã có một số sửa đổi đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể:

Về cấu thành cơ bản của tội, yếu tố "đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng", được xóa bỏ, thay thế bằng các yếu tố "cố ý" và "với quy mô thương mại" các hành vi chỉ bao gồm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, không bao gồm xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (khoản 1 Điều 170);

Về hình phạt, hình thức phạt tiền được bổ sung, với khung phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng (khoản 1 Điều 170) hoặc từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng trong các trường hợp (i) Phạm tội có tổ chức; (ii) Phạm tội nhiều lần, không bao gồm trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 170).

Tòa án có thẩm quyền xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi xâm phạm. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền xét xử.

Phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi tòa án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng hình sự.

Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng đã phản ánh một quyết tâm và nỗ lực cao của Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh cho việc bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng. Quy định này là sự cụ thể hóa của Điều 61 Hiệp định TRIPS. Theo Hiệp định TRIPS, các Thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng để thực hiện tội phạm. Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp

dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.

ưu điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự là tính nghiêm khắc của các hình phạt được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do đó, việc giải quyết các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp này sẽ đảm bảo tính răn đe, giáo dục người có hành vi xâm phạm, ngăn ngừa sự tái phạm và các hành vi vi phạm của người khác. Tuy nhiên, có một hạn chế là Việt Nam chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà không phải đối với pháp nhân, trong khi đó thực tiễn cho thấy phần lớn chủ thể sản xuất hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lại là các pháp nhân. Kết quả là không thể áp dụng biện pháp hình sự đối với chủ thể có hành vi xâm phạm là pháp nhân, bất luận hành vi xâm phạm của pháp nhân có gây hậu quả nghiêm trọng đến đâu và tái phạm bao nhiêu lần. Hơn nữa, việc lạm dụng xử lý bằng biện pháp hình sự sẽ dẫn đến tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các quan hệ dân sự về sở hữu công nghiệp nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 96)