Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 75)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.2.4. Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, do vậy các đối tượng này được bảo hộ vô thời hạn. Hơn nữa, chỉ dẫn địa lý là một đối tượng tồn tại khách quan, không liên quan đến việc một hoặc một số người có muốn sử dụng các đối tượng đó hay không. Vì vậy, các đối tượng này sẽ được bảo hộ vô thời hạn chừng nào vẫn còn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ như đã được xác định khi đăng ký bảo hộ mà không phải gia hạn từng kỳ hạn 10 năm một như đối với nhãn hiệu.

Hiệp định TRIPS không quy định về thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, với quy định việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm chống các chỉ dẫn sai lệch về xuất xứ của hàng hóa, có thể hiểu rằng đối tượng này được bảo hộ vô thời hạn để chống lại các hành vi sử dụng chỉ dẫn sai lệch xảy ra vào bất cứ thời điểm nào sau khi đối tượng liên quan được thừa nhận bảo hộ.

Tương tự như Việt Nam, các nước bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý trên cơ sở đăng ký đều quy định bảo hộ vô thời hạn. Riêng luật của Liên bang Nga quy định thời hạn bảo hộ là 10 năm và gia hạn nhiều lần (tương tự như quy định của Việt Nam tại Nghị định 63/CP trước khi Nghị định này được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)