Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp kiểm soát biên giớ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 98)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

2.5.2.3.Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp kiểm soát biên giớ

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.5.2.3.Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp kiểm soát biên giớ

bằng biện pháp kiểm soát biên giới

Theo quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo khoản 2 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 57 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/6/2005, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối

với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khi muốn yêu cầu cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải: (i) nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan; (ii) nộp một khoản tiền tạm ứng bằng 20% trị giá lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác; (iii) xuất trình văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng; (iv) cung cấp thông tin cần thiết để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu người yêu cầu tạm dừng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Chi cục trưởng Hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng, có nêu rõ lý do tạm dừng và gửi quyết định này cho chủ hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu và người yêu cầu tạm dừng. Thời hạn tạm dừng là 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định tạm dừng. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không được quá hai mươi ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản bảo đảm theo quy định pháp luật.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã có sự sửa đổi về mốc tính thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan tại khoản 2 Điều 218 là tính từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Đối với biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiến hành biện pháp này theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và khi phát hiện có dấu hiệu xâm phạm, cơ quan hải quan phải thông báo ngay cho chủ thể đề nghị biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu người đề

quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó.

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát biên giới được xem là biện pháp rất hữu hiệu và kịp thời trong việc ngăn ngừa các hàng hóa, sản phẩm vi phạm nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi và uy tín của các chủ sở hữu, chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới còn tương đối mới mẻ đối với Hải quan Việt Nam, công tác thực thi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như:

- Về cơ sở pháp lý, chúng ta vẫn chưa có các quy định cụ thể về quyền hành động mặc nhiên của lực lượng Hải quan trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và mức phí chủ thể quyền phải nộp khi đăng ký yêu cầu cơ quan Hải quan kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ trong khi đây là những nội dung đã được đề cập trong Hiệp định TRIPS và là các yếu tố tác động khá quan trọng tới hoạt động của Hải quan. Theo quy định hiện nay, các biện pháp kiểm soát biên giới của Hải quan chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà không tự thực hiện. Bên cạnh đó việc quy định khoản bảo đảm khá lớn cho việc kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn biện pháp thực thi của chủ sở hữu quyền.

- Về tổ chức thực thi, trên thực tế, chúng ta vẫn còn thiếu các hoạt động phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Hải quan - cơ quan chức năng có liên quan và Hải quan - chủ thể quyền. Mặc dù chúng ta đã tạo ra được một mối liên hệ giữa các Bộ, ngành liên quan thông qua Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006- 2010 (được ký kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa thông tin,

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ thương mại và Bộ công an ngày 19/1/2006 - gọi tắt là Chương trình 168) nhưng thực tế công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp có hiệu lực và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhiều chủ thể quyền chưa có điều kiện tiếp cận, hiểu rõ vai trò, chức năng và thẩm quyền của cơ quan hải quan trong công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, cửa khẩu cho nên các chủ thể này còn dè dặt trước quyết định tìm đến cơ quan hải quan để đăng ký yêu cầu kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình.

- Ngoài ra, chưa có cơ sở dữ liệu các đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ tại Việt Nam, sự hạn chế trong kinh nghiệm, kỹ năng giám sát, phát hiện, xử lý và hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ công tác thực thi cũng là một trong các nguyên nhân làm cho biện pháp kiểm soát biên giới chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Như vậy, cùng với các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự, biện pháp kiểm soát biên giới đã tạo ra một cơ chế đồng bộ, thống nhất và rất cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, so với Hiệp định TRIPS và so với Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (từ Điều 11 đến 15), Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ về thủ tục và các chế tài dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát biên giới, kể cả biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng, cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào bản chất vụ việc và được làm thành văn bản; quyền khiếu kiện hành chính (theo quy định hiện hành thì các quyết định hành chính cuối cùng có thể bị Tòa án xem xét lại - Quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 11(4) của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiến hành các biện pháp làm cho hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt

sẽ góp phần quan trọng trong việc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu và lợi ích của toàn xã hội. Đồng thời, nó cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư do cơ chế bảo hộ có hiệu quả của quyền sở hữu trí tuệ và phù hợp với các cam kết quốc tế.

Chương 3

Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở việt nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 98)