Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 119 - 120)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

3.2.2.2. Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, về chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý: hiện nay ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, việc để cơ quan hành chính đứng ra quản lý chỉ dẫn địa lý về lâu dài sẽ có nhiều điểm chưa thật hợp lý. Theo tôi, nên mạnh dạn trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho các Hội, Hiệp hội của những người sản xuất để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho Hội, Hiệp hội ở Việt Nam hiện nay chính là trình độ quản lý và khả năng kiểm soát việc sử dụng chỉ

đảm bảo. Vì vậy, việc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cần có lộ trình và bước đi cụ thể. Trước hết, ở những nơi chưa thành lập được Hội hay Hiệp hội để đứng ra quản lý chỉ dẫn địa lý thì ủy ban nhân dân thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý. Những nơi đã thành lập được Hội, Hiệp hội và hoạt động của Hội, Hiệp hội có hiệu quả thì cần mạnh dạn trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho chủ thể này. Đây là mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý đã rất thành công ở Châu Âu và việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam tại thời điểm này là tương đối phù hợp.

Thứ hai, cần bổ sung các quy định về nguyên tắc hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý trong hệ thống pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi các mô hình của các tổ chức quản lý tập thể tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của các nước (như Pháp) để áp dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nên bổ sung cho các tổ chức này thêm các quyền sau: quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý (hoặc giao cho cơ quan kiểm soát); quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý; quyền tiến hành các biện pháp để phát triển uy tín, danh tiếng và giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Việc bổ sung các quyền trên cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ làm cho hoạt động của tổ chức này có hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, cần quy định việc cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải ban hành bản Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. Quy chế này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) phê duyệt bởi đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhất là khi các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này chưa kịp ban hành.

Thứ tư, cần bổ sung hành vi "mua bán" và hành vi "vận chuyển" hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý vào Điều 124 khoản 7 Luật Sở hữu trí tuệ về các hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ để bao quát được tất cả các dạng hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý trên thực tế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)