Xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 124 - 131)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

3.3. xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do đó, các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được hưởng sự bảo hộ ở 149 nước thành viên khác của WTO. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có chỉ dẫn địa lý nào của Việt Nam được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng cần sớm xúc tiến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở những nước là thị trường tiềm năng, đặc biệt là ở những nước có đông người Việt Nam định cư, sinh sống như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga…

bá uy tín, danh tiếng và chuẩn bị các điều kiện để thương mại hóa các đặc sản của Việt Nam, mặt khác giúp phòng ngừa khả năng tiếm đoạt chỉ dẫn địa lý (trước đây đã xảy ra trường hợp chỉ dẫn địa lý Phú Quốc của Việt Nam đã bị một doanh nghiệp Thái Lan đăng ký nhãn hiệu ở Pháp).

Để tạo bước đột phá trong bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chúng ta cần có sự nỗ lực của cả các cơ quan nhà nước cũng như của các chủ thể có quyền và lợi ích gắn liền với chỉ dẫn địa lý.

Thứ nhất, Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều đó không có nghĩa là Nhà nước sẽ làm thay cho doanh nghiệp hoặc người dân trong các công việc về lập hồ sơ đăng ký hay quản lý việc khai thác, bảo vệ chỉ dẫn địa lý. Nhà nước sẽ đầu tư nghiên cứu để xây dựng những mô hình chuẩn cho việc thiết lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng như mô hình quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Ngay cả các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký, việc hoàn thiện cơ chế quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tương ứng cũng là yếu tố then chốt để bảo đảm việc bảo hộ thật sự có hiệu quả. Nhà nước có cơ chế thông thoáng để tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Kinh nghiệm một số nước cho thấy quản lý chỉ dẫn địa lý thông qua các hiệp hội là phương thức có hiệu quả nhất, bởi đó chính là tổ chức đại diện cho quyền lợi của những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do chính họ thành lập ra và quản lý. Nhà nước bảo đảm việc bảo vệ có hiệu quả quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng các công cụ pháp luật. Các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chỉ khi làm được như vậy thì những hoạt động trên của Nhà nước mới có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp cần phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho người dân về những lợi ích của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ một loại tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà họ là những người được ủy quyền khai thác và

Thứ hai, chúng ta có nhiều sản phẩm có tiềm năng phát triển chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, việc phát triển chỉ dẫn địa lý vẫn chưa được tiến hành một cách bài bản và chưa đem lại hiệu quả như mong muốn bởi vì đây là vấn đề mới, nhận thức, khả năng của các nhà sản xuất Việt Nam còn hạn chế, sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của nhà nước chưa nhiều. Vì vậy, để hoạt động phát triển chỉ dẫn địa lý được hiệu quả, bên cạnh chính sách hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể cần nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất để họ chủ động và có ý thức tự nguyện tham gia vào phát triển chỉ dẫn địa lý và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng cần phát huy vai trò của mình trong việc chủ động đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà sản xuất phát triển chỉ dẫn địa lý.

Các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải hiểu rõ được lợi ích và tham gia tích cực đầy đủ vào việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có mang lại hiệu quả thật sự hay không phụ thuộc chủ yếu vào những người trực tiếp sử dụng chỉ dẫn địa lý đó. Các chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cần hiểu rằng chỉ dẫn địa lý là tài sản có giá trị, phải được quản lý và khai thác có hiệu quả để phục vụ trước hết cho lợi ích của chính mình.

Thứ ba, các hiệp hội ngành nghề phải thể hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ có thể khai thác chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hiệp hội phải bảo đảm mục tiêu quản lý có hiệu quả chỉ dẫn địa lý thay vì việc tạo ra một thể chế gánh nặng cho những người có quyền sử dụng đối tượng này. Các nước châu Âu đã rất thành công trong mô hình hiệp hội ngành nghề và chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu đó rồi áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các hiệp hội cũng phải có những động thái chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý.

Tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh có thể được thành lập dưới dạng hợp tác xã, hội, hiệp hội. Do nhận thức hạn chế của các nhà sản

xuất, cần có sự hỗ trợ, tư vấn của các cơ quan quản lý nhà nước (về khoa học và công nghệ, về ngành sản xuất sản phẩm, về các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội...) cụ thể là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ địa phương trong việc vận động thành lập, xây dựng hồ sơ xin phép thành lập, tổ chức đại hội đại biểu và các thủ tục khác để công nhận tổ chức của các nhà sản xuất.

Thứ tư, cần có sự phân định một cách rõ ràng, cụ thể giữa hoạt động quản lý nội bộ của tổ chức tập thể và hoạt động quản lý từ bên ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong quá trình vận hành hệ thống quản lý nội bộ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, tổ chức của các nhà sản xuất chưa thể tự mình xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, quy trình, hệ thống tổ chức quản lý. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ về phương pháp luận, kỹ thuật và kinh phí để tổ chức tập thể các nhà sản xuất có thể thực hiện chức năng của mình.

Tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần có cơ cấu tổ chức và thẩm quyền phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm cũng như điều kiện riêng của địa phương. Các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm cần phải được tham gia quá trình xây dựng và phê chuẩn các cơ chế, quy trình, hệ thống tổ chức kiểm soát vì họ chính là những người hiểu biết về sản phẩm của mình và biết là các biện pháp kiểm soát đưa ra có thực tế và áp dụng được hay không và họ chính là người sẽ áp dụng các cơ chế, quy trình kiểm soát đó.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện bộ máy thực thi sở hữu trí tuệ như tạo ra tính định hướng, thống nhất trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ; tạo cơ sở pháp lý trong quan hệ giữa chủ thể hưởng quyền và các cơ quan thực thi có thẩm quyền; tăng cường hoạt động của Hải quan, Bộ đội biên phòng trong việc kiểm tra, ngăn chặn hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan quyền sở hữu trí tuệ; các cơ quan thuế, cảnh sát kinh tế, cảnh sát biển, an ninh văn hóa phải có nhiệm vụ phát hiện các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ của mình, chuyển các vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ từ Trung ương đến địa phương; chuẩn bị việc tổ chức các tòa án chuyên trách để xét xử các vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ; củng cố và phát triển hệ thống hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ để các cơ quan này tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh kịp thời đối với các vi phạm.

Thứ sáu, chú trọng tới công tác đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ các cơ quan thực thi cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật về sở hữu công nghiệp. Từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động xét xử, tiến tới việc xem xét khả năng thành lập những phân ban chuyên xét xử về sở hữu trí tuệ trong hệ thống Tòa án.

Thứ bảy, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực về vật chất, kỹ thuật và con người tham gia các hoạt động về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nâng cao sự hiểu biết chung của toàn xã hội về chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng nên sớm xúc tiến đàm phán các điều ước quốc tế song phương về công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý với các nước là thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam; đồng thời tăng hợp tác trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý với các nước như Thụy Sĩ (chương trình hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Thụy Sĩ trong phát triển chỉ dẫn địa lý), Pháp (đã hỗ trợ tốt Hiệp hội sản xuất gạo Hải Hậu đăng ký chỉ dẫn địa lý "Hải Hậu" cho gạo tại Việt Nam)...

Kết luận

Chỉ dẫn địa lý là một trong những quyền sở hữu trí tuệ được hơn 140 nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận thông qua Hiệp định TRIPS. Chỉ dẫn địa lý là công cụ makerting hữu hiệu, là tài sản quý giá của dân tộc. Một chế độ bảo hộ pháp lý thích hợp các chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao giá trị thương mại của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức truyền thống của dân tộc kết tinh trong những hàng hóa này. Tuy nhiên đối với nước ta, chỉ dẫn địa lý là một tiềm năng nhưng chưa được khai thác.

Các quy định pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam hiện nay về cơ bản là tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện nay vướng mắc lớn nhất chúng ta đang gặp phải là việc đưa các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong điều kiện ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, với những cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (trong đó có sở hữu công nghiệp) trong khuôn khổ mở rộng quan hệ thương mại với các nước thì việc cải thiện môi trường và các điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết là những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển đầu tư sản xuất và thương mại của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai.

Những quy định pháp luật hiện hành về chỉ dẫn địa lý nói chung và các nội dung về đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý còn sơ sài và thiếu một số nội dung quan trọng như: quy trình kiểm soát chất lượng, quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý… Việc hình thành các Hội, Hiệp hội để thực hiện các chức năng quản lý chỉ dẫn địa lý chưa được đẩy mạnh, năng lực

Để tạo điều kiện thuận lợi và môi trường pháp lý lành mạnh cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quy định cụ thể hơn các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hết sức cần thiết.

Với mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sự tương thích của các quy định này so với các quy định của các điều ước quốc tế có liên quan, tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, so sánh để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn thạc sĩ với những giới hạn về mặt thời gian, về số trang của luận văn, do vậy không tránh khỏi tình trạng có những vấn đề chưa được đề cập một cách chi tiết, thấu đáo trong luận văn. Vì vậy, kính mong các thầy cô giáo đánh giá và góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)