- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.2.3.3. Thẩm định nội dung
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng (điểm 15.1 Thông tư 01/2007).
Sau khi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được chấp nhận là đơn hợp lệ và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc thẩm định nội dung đối với đơn này. Việc thẩm định nội dung nhằm xem xét, đánh giá xem dấu hiệu nêu trong đơn có đáp ứng điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ và có thuộc các đối tượng không được bảo hộ theo quy định tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ hay không.
Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:
- Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
- Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ
Đối tượng nêu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không phù hợp với loại văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nếu đối tượng đó không phải là dấu hiệu nhìn thấy được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia (khoản 22 Điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ).
Đối tượng nêu trong đơn được chấp nhận đăng ký và được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
trên cơ sở các thông tin do người nộp đơn cung cấp và trên cơ sở các thông tin tìm thấy được từ nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc theo quy định của Thông tư 01/2007. Trên thực tế, việc đánh giá xem sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có hay không tính chất, chất lượng đặc thù do điều kiện địa lý quyết định như đã mô tả thường không thực hiện được vì không có xét nghiệm viên nào có khả năng đánh giá được tất các nội dung liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Đây là một hạn chế trong công tác thẩm định đơn.
Sau khi đánh giá, nếu đối tượng đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng và các lệ phí khác theo quy định. Trường hợp có một trong các lý do để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng tiêu chuẩn luật định hoặc đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng đơn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong đó nêu rõ lý do từ chối, nêu rõ thiếu sót của đơn và ấn định một thời gian nhất định (theo quy định hiện hành là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo) để người nộp đơn có ý kiến trả lời hoặc sửa chữa thiếu sót. Người nộp đơn có quyền phản đối các quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ nếu cho rằng các quyết định đó là không thỏa đáng. Việc phản đối trên được tiến hành theo thủ tục khiếu nại.
Theo quy định tại điểm 15.8 Thông tư 01/2007, thời hạn thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể sửa chữa, bổ sung đơn với điều kiện không làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn. Ngoài ra, người nộp đơn cũng có quyền tuyên bố rút đơn đăng
ký chỉ dẫn địa lý của mình trước khi Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Khác với quy định của Nghị định 63/CP, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật đã bỏ quy định về quyền trưng cầu ý kiến chuyên gia trong quá trình xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và bổ sung, quy định cụ thể hơn về việc thẩm định lại đơn trong trường hợp có phản đối về dự định cấp văn bằng bảo hộ. Việc thẩm định lại đơn đã được ghi rõ tại điểm 16.1 Thông tư 01/2007 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người nộp đơn cũng như của người thứ ba.
Cũng giống như việc thẩm định hình thức, Hiệp định TRIPS và Công ước Paris cũng không quy định về thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý mà cho phép các quốc gia tự quy định về vấn đề này.
Luật của các nước về đăng ký tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lý cũng đều có quy định về việc xét nghiệm nội dung đơn như Việt Nam.