- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.2.2. Điều kiện đối với đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Bởi vậy, quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không còn được đề cập trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật này.
2.2.2. Điều kiện đối với đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn địa lý
Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo những yêu cầu về mặt hình thức và nội dung theo luật định.
Theo quy định trước đây, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý tự động được xác lập khi có đủ điều kiện pháp luật quy định. Do đó, không có văn bản pháp luật nào quy định về điều kiện đối với đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Còn đối với tên gọi xuất xứ, các điều kiện của đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa được quy định tại Nghị định 63/CP và Thông tư 3055/TT-SHCN. Kế thừa các quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã xác định các đòi hỏi đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 100, Điều 101 và Điều 106 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điểm 7, Điểm 43 của Thông tư 01/2007/TT- BKHCN.
Trước hết đơn phải có đầy đủ các tài liệu mà pháp luật quy định, cụ thể đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải bao gồm các tài liệu tối thiểu sau:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành; + Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ; + Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Đơn đăng ký phải bao gồm các tài liệu đủ để xác định các tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cũng như khu vực địa lý tương ứng với tên gọi hoặc chỉ dẫn đó. Những tài liệu này (đặc biệt là Bản mô tả) sẽ là tài liệu dùng để kiểm tra sự phù hợp của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do bất kỳ người nào có quyền sử dụng các đối tượng này đưa ra thị trường. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định rất cụ thể những đòi hỏi đối với tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ (Điều 106 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ) trong đó có những yêu cầu đối với bản mô tả tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; đối với bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ, yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý phải chứng minh được tên gọi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được đăng ký chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ. Đặc biệt, đơn đăng ký phải có đầy đủ các nội dung sau đây: Tên của tổ chức yêu cầu, bằng chứng về tư cách đại diện; tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý yêu cầu đăng ký; lập luận và tài liệu chứng minh rằng tên gọi không phải là tên thông thường của sản phẩm; lập luận và tài liệu chứng minh rằng sản phẩm được sản xuất từ khu vực địa lý đó; tài liệu chứng minh mối liên hệ giữa sản phẩm và môi trường địa lý; nguồn gốc địa lý; bản mô tả các phương pháp truyền thống của địa phương ổn định. Đơn phải nộp kèm theo một bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ.
Khác với quy định của pháp luật Thụy Sĩ, pháp luật Việt Nam không yêu cầu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải bao gồm lập luận và tài liệu chứng minh rằng chỉ dẫn địa lý xin đăng ký bảo hộ không phải là tên thông thường của sản phẩm.
Ngoài ra theo quy định của pháp luật Việt Nam, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý còn phải đáp ứng các yêu cầu về tính thống nhất, về ngôn ngữ thể hiện, về cách trình bày của các tài liệu trong đơn, v.v… Yêu cầu về tính thống nhất của đơn thể hiện ở chỗ mỗi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý chỉ được yêu cầu cấp một văn