- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy
3.1.2. Thực trạng khai thác, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý
Với lợi thế có nhiều sản phẩm nổi tiếng như gạo Tám Hải Hậu, chè Shan tuyết Mộc Châu, tiêu Phú Quốc…, việc được công nhận là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý rất quan trọng. Tuy nhiên, công nhận chỉ dẫn địa lý là việc khó, nhưng quản lý như thế nào để sản phẩm đó duy trì được chất lượng ngay trong số những người trong vùng hoặc các đơn vị sản xuất lại còn khó hơn.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý ngoài việc tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng,quản lý khai thác chỉ dẫn địa lý và chống lại hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, còn có ý nghĩa quan trọng trong hợp tác quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý - trong tương lai, một số nước sẽ cùng Việt Nam ký kết các điều ước quốc tế song phương, đa phương về công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý của nhau.
Cho đến nay, các hạng mục công việc thuộc Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (được phê duyệt theo Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ) tiếp tục được triển khai khẩn trương, đúng trình tự và thủ tục quy định. Trên thực tế, Cục Sở hữu trí tuệ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn cho việc quản lý và sử dụng các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cũng như đang chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký như việc hỗ trợ các địa phương triển khai các hoạt động chuẩn bị và triển khai dự án xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý: "Yên Châu" cho sản phẩm xoài quả (Sơn La), "Nga Sơn" cho sản phẩm cói (Thanh Hóa), "Trà My" cho sản phẩm quế (Quảng Nam), "Buôn Ma Thuột" cho sản phẩm cà phê (Đắk Lắk), "Trùng Khánh" cho sản phẩm hạt dẻ (Cao Bằng), "Lục Ngạn" cho sản phẩm vải quả (Bắc Giang), "Lạng Sơn" cho sản phẩm hoa hồi (Lạng Sơn), "Đoan Hùng" cho sản phẩm bưởi quả (Phú Thọ), "Vinh" cho sản phẩm cam quả (Nghệ An)… Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục tham gia Chương trình cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức: qua trang web của Chương trình; tổ chức các hội thảo khoa học giới thiệu về Chương trình và tạo diễn đàn trao đổi, học tập kinh nghiệm (đã tổ chức Hội thảo Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý tại Thành phố Buôn Ma Thuột cho 260 đại biểu từ 39 Sở Khoa học và Công nghệ trong cả nước, các cơ quan nghiên cứu, các Hội, Hội nghề nghiệp, doanh nghiệp…); phát hành 02 cuốn sách về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý.
Tính đến hết tháng 6 năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ đã khảo sát, thống kê được 719 địa danh với 963 đặc sản. Đến nay có 29 đặc sản nổi tiếng của các địa phương trong cả nước đã và đang được hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, gồm: bưởi Đoan Hùng, hồi Lạng Sơn, nho Ninh Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột, sâm Ngọc Linh, cói Nga Sơn, vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, nón lá Huế, hoa Đà Lạt, đá mỹ nghệ Non Nước, tỏi Lý Sơn, hồ tiêu Chư Sê...
chung của cả cộng đồng vùng địa lý, vai trò của Hiệp hội ngày càng cần thiết. Tuy vậy, nhiều Hiệp hội chưa thật sự phát huy được vai trò của mình.
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy một số chỉ dẫn địa lý đã được đăng bạ nhưng chưa có tổ chức tập thể của các hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Do đó, việc tiến hành thủ tục yêu cầu đăng bạ chỉ dẫn địa lý do Cơ quan quản lý nhà nước đảm nhiệm (cà phê Buôn Ma Thuột - ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, nước mắm Phan Thiết - Chi cục TCĐLCL tỉnh Bình Thuận, cam Vinh - Sở KHCN Nghệ An, chè Tân Cương - ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên) hoặc một doanh nghiệp (Chè Shan tuyết Mộc Châu - Cty Chè Mộc Châu)...
Do tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa được thành lập nên hoạt động quản lý việc sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý gặp nhiều khó khăn như hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn chung. Bởi vậy chưa có cơ chế đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm; các kênh thương mại cho sản phẩm chưa được thiết lập, các hoạt động quảng bá sản phẩm chưa được triển khai nên chưa tạo ra sự khác biệt về giá trị kinh tế của sản phẩm trước và sau khi chỉ dẫn địa lý được đăng bạ.
Bên cạnh đó, một số địa phương, tổ chức tập thể đã được thành lập nhưng chưa thực sự tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý như Hiệp hội thanh long Bình Thuận, được thành lập năm 2003 - trước khi tên gọi xuất xứ "Bình Thuận" được đăng bạ (ngày 30/5/2007). Tuy nhiên, kể từ khi được đăng bạ đến nay, vai trò của Hiệp hội trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý chưa được phát huy một phần là do cơ chế quản lý nội bộ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận chưa được xây dựng và vận hành.
Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc là đơn vị đứng tên đăng ký chỉ dẫn địa lý "Phú Quốc". Hội đã tổ chức cho các thành viên tham gia khá nhiều hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý, vai trò của
Hội còn hạn chế. Cơ chế quản lý của Hội chưa được thiết lập một cách thống nhất và phù hợp.
Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu là một trong những ví dụ điển hình về sự tham gia của tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm xuyên suốt trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý là Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu, với sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số cơ quan chuyên môn, Hiệp hội đã được thành lập tháng 10/2005. Công việc đầu tiên là khôi phục lại các giống lúa tám truyền thống, có chất lượng cao. Tiếp đó, Hiệp hội tiến hành nghiên cứu chất lượng đặc thù của gạo tám xoan, xác định điều kiện địa lý đặc trưng ảnh hưởng đến đặc thù chất lượng, từ đó, khoanh vùng khu vực địa lý. Hiệp hội cũng tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm bón, thu hoạch và quy trình công nghệ sau thu hoạch. Hiệp hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế và tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn trong canh tác, chế biến gạo tám xoan Hải Hậu. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng xây dựng và vận hành các kênh thương mại cho sản phẩm. Kết quả là, gạo tám xoan "Hải Hậu" có chất lượng đồng nhất khi đưa ra thị trường; giá thành của gạo tám xoan của Hiệp hội được nâng cao rõ rệt (vào thời điểm tháng 3/2007, gạo tám xoan Hải Hậu tiêu thụ theo kênh thương mại của Hiệp hội có giá 15.000 đ/kg trong khi gạo tám xoan không phải của Hiệp hội chỉ là 8.000 đ/kg). Sau khi xây dựng và vận hành ổn định hệ thống quản lý, Hiệp hội đứng ra tiến hành các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý Hải Hậu tại Cục Sở hữu trí tuệ(Đơn số 6-2006-00004 ngày 8/6/2006) và Tên gọi xuất xứ "Hải Hậu" cho sản phẩm gạo tám xoan đã được đăng bạ theo Quyết định số 385/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ [52].
Như vậy nhìn chung vai trò của các Hiệp hội trong việc quản lý, khai thác và sử dụng chỉ dẫn địa lý đến thời điểm này là rất hạn chế.
nơi có chỉ dẫn địa lý được đăng ký không quản lý được việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý này.
Việc quản lý chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc là một trong các ví dụ điển hình thể hiện sự yếu kém của các cơ quan chức năng. Tình trạng nước mắm đóng chai và có nguồn gốc ở các địa phương khác mang tên gọi Phú Quốc khá phổ biến. Theo số liệu thống kê của Sở Thủy sản tỉnh Kiên Giang và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 thì khối lượng nước mắm mang tên gọi Phú Quốc được thống kê như sau: Khối lượng nước mắm đóng chai tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 10 triệu lít (chiếm 46% tổng số lít nước mắm mang tên Phú Quốc), đóng chai tại thị xã Rạch Giá, Kiên Giang là 4,7 triệu lít (chiếm 22%) và chỉ có 6,83 triệu lít nước mắm là được sản xuất và đóng chai hoàn toàn tại Phú Quốc (chiếm 32%). Ngoài ra việc các cơ sở khác sản xuất nước mắm sử dụng tên gọi Phú Quốc cũng không thể kiểm soát được do thiếu nhân lực kiểm tra cũng như các phương tiện máy móc để thực hiện việc phân tích đánh giá đâu là nước mắm có nguồn gốc từ Phú Quốc và đâu là nước mắm từ các nơi khác. Chính vì thế, thời gian vừa qua, việc sử dụng tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc đã bị thả nổi. Tình trạng nước mắm ở Phú Quốc mang chỉ dẫn "Made in Thailand" xuất hiện khá phổ biến ở thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý cũng là một vấn đề lớn khó giải quyết. Làm sao để hài hòa được lợi ích của các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm là bài toán không dễ giải trong bối cảnh hầu hết các chủ thể này là các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ.