- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy
3.1.3. Thực trạng xâm phạm và xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng đang là một vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết. Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây đang làm suy giảm danh tiếng, uy tín của các đặc sản.
Các vi phạm về chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ là 7 vụ trong năm 2008, trong khi năm 2007 con số vi phạm này là 0 vụ [51]... Bởi vậy, việc áp dụng các chế tài xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý là cần thiết để duy trì chất lượng sản phẩm đặc sản. Ví dụ điển hình của tình trạng xâm phạm quyền này là trường hợp sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc được coi là "một báu vật quốc gia" do được sản xuất từ loại cá cơm (Anchovies) tốt nhất đánh bắt trong vùng, cùng với nguyên liệu thiên nhiên và những phương pháp ủ truyền thống được lưu truyền từ hơn một thế kỷ. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao, vị dịu ngọt, thơm mùi cá cơm sóc tiêu đặc sản và chỉ riêng Phú Quốc mới có. Việc bảo hộ tên gọi xuất xứ cho nước mắm Phú Quốc mở ra một cơ hội mới cho các chủ cơ sở sản xuất và buôn bán nước mắm Phú Quốc. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy đóng chai và phân phối sản phẩm này ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý"Phú Quốc" trên thực tế vẫn được thực hiện theo hướng "mạnh ai nấy làm". Người tiêu dùng có thể nhìn thấy trên thị trường hàng trăm loại nước mắm của các doanh nghiệp có địa chỉ ở các vùng khác nhau (có thể không thuộc huyện đảo Phú Quốc) nhưng đều có gắn nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc trên sản phẩm. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất nước mắm Phú Quốc, có tới 90% nước mắm gắn nhãn hiệu Phú Quốc bán trên thị trường Việt Nam không phải là nước mắm có nguồn gốc từ Phú Quốc [55] (trên thực tế hàng năm huyện đảo Phú Quốc chỉ sản xuất được khoảng 15 triệu lít nước mắm, nhưng trên thị trường có tới khoảng 150 triệu lít nước mắm gắn nhãn hiệu Phú Quốc được bán ra). Điều đó chứng tỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp của các chủ thể chưa được bảo vệ; quyền được sử dụng sản phẩm đúng chất lượng, đúng nguồn gốc của người tiêu dùng chưa được bảo đảm.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ không còn ý nghĩa nếu chỉ dẫn địa lý không được bảo vệ để chống lại các hành vi chỉ dẫn sai lệch, làm hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã quy định các biện
phạm quyền sở hữu trí tuệ cho thấy các cơ quan thực thi quyền chưa chủ động trong việc xử lý mà phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn khác, do đội ngũ cán bộ thực thi quyền chưa có đủ kiến thức chuyên môn để tự mình đánh giá các hành vi xâm phạm. Chỉ cần xử lý sai hoặc không xử lý một hành vi xâm phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo hộ. Mặt khác, việc quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam chưa được tổ chức tốt. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả về sở hữu trí tuệ nói chung và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý nói riêng.