- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy
3.2.1. Những vấn đề chung
Thứ nhất, chúng ta cần có một chính sách tổng thể quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Chính sách này phải bao gồm các vấn đề như: quy hoạch rõ các vùng địa danh cũng như các sản phẩm cần được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trước mắt và lâu dài; sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý; quy chế hoạt động và phối hợp của các cơ quan trong quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý; xây dựng mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý phù hợp với điều kiện ở Việt Nam... Việc ban hành chính sách này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước xây dựng được lộ trình, chính sách cụ thể phục vụ việc đăng ký, quản lý chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch...) quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Do đặc thù là một đối tượng SHCN mới nên những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn là một điều cần thiết nhằm cụ thể hóa các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ. Theo chúng tôi, văn bản hướng dẫn nên ưu tiên tập trung vào các vấn đề mà hiện nay chúng ta đang lúng túng trong quá trình thực thi như: quản lý chỉ dẫn địa lý, quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ chế kiểm soát sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý…