Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

b.Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp

Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp là một đặc trưng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Đây chính là sự khác biệt giữa quyền sở hữu các đối tượng là tài sản vật chất hữu hình với các đối tượng là tài sản vật chất vô hình.

Tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp được thể hiện ở nhiều khía cạnh như hạn chế về không gian, hạn chế về thời gian, hạn chế quyền của chủ sở hữu (quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng hoặc chủ sở hữu phải có nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hay quyền sử dụng sáng chế có thể bị chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không thuộc quyền sở hữu của mình phải được sự cho phép của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu công nghiệp đó, v.v… Trong phạm vi luận văn này, tôi xin chỉ đề cập tới tính hạn chế của quyền sở hữu công nghiệp ở hai khía cạnh đó là tính hạn chế về không gian và tính hạn chế về thời gian

Quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, chỉ một số loại tài sản nhất định mới phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã công nhận hoặc cấp văn bằng đó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên thế giới đều tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc pháp luật quốc gia.

Cũng khác với quyền tác giả mặc nhiên phát sinh ngay sau khi tác phẩm được tác giả sáng tạo ra và thể hiện dưới một hình thức nhất định, quyền sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ phải có đơn yêu cầu bảo hộ hoặc công nhận và được bảo hộ từ thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định công nhận (trừ một số đối tượng như tên thương mại, bí mật kinh doanh).

Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ đặc trưng của đối tượng sở hữu công nghiệp - một loại tài sản vô hình được truyền bá bằng con đường nhận thức nên rất dễ bị xâm phạm, khó kiểm soát. Hơn nữa, việc áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu gắn với quá trình sản xuất công nghiệp, với mục đích thương mại và thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người nên thường mang lại lợi ích lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội của quốc gia. Vì vậy, quyền sở hữu công nghiệp mang tính không gian và lãnh thổ tuyệt đối.

- Về thời gian:

Quyền sở hữu công nghiệp còn bị hạn chế về mặt thời gian. Nhìn chung, quyền sở hữu công nghiệp chỉ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định được ghi trong văn bằng bảo hộ và chủ sở hữu các quyền sở hữu công nghiệp phải nộp lệ phí cho sự bảo hộ đó. Khoảng thời gian nhất định để bảo hộ là khoảng thời gian hợp lý để chủ sở hữu các quyền sở hữu công nghiệp khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình để bù đắp những

chi phí vật chất và tinh thần khi tạo ra đối tượng đó. Khi kết thúc thời hạn bảo

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 25)