Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 88)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.5.1. Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự

Luật Sở hữu trí tuệ đã đề cao khía cạnh dân sự của quyền sở hữu trí tuệ thông qua các quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.

Các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ xử lý tại tòa dân sự sẽ được xem xét đầy đủ làm cho việc xử lý vi phạm đúng đắn, hiệu quả. Đây cũng là sự khẳng định rõ hơn của pháp luật, coi quyền sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) mà việc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu tòa dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm là một quyền hết sức quan trọng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Làm rõ về vấn đề này, Luật Sở hữu trí tuệ dành 9 điều (từ Điều 202 đến Điều 210), trong đó gồm các nội dung khá chi tiết về các biện pháp dân sự, quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo khoản 4 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này) là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ giữa các

nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.

Thẩm quyền của Tòa dân sự và Tòa kinh tế trong hệ thống tòa án nhân dân xét xử các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng như thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh được phân chia theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp dân sự tòa án có thể áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Đáng chú ý là quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra trong trường hợp xử lý vi phạm bằng biện pháp dân sự. Cụ thể, thiệt hại được xác định bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần (Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ). Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do

Thiệt hại về vật chất được xác định trên cơ sở xác định các tổn thất thực tế, nếu không xác định được thì mức bồi thường thiệt hại do tòa án ấn định, nhưng không quá 500 triệu đồng. Thiệt hại về tinh thần có thể được bồi thường từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng (Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ).

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP ngày 3/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ khoa học và công nghệ và Bộ Tư pháp ("Thông tư liên tịch 02") đã có những quy định cụ thể hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần gây ra bởi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại tại mục B.I.

Luật cũng quy định chủ thể quyền có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp: đang có nguy cơ thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền; hàng hóa xâm phạm hoặc chứng cứ liên quan có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện qua các hình thức như: thu giữ hàng hóa, vật chứng; kê biên; niêm phong, cấm thay đổi hiện trường; cấm chuyển dịch quyền sở hữu. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu người bị kiện không xâm phạm quyền, phải đóng khoản bảo đảm (bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời). Nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết như: ước tính giá trị, thẩm định giá, định giá... mà vẫn không thể xác định được giá trị hàng hóa đó), thì Tòa án quyết định khoản tiền bảo đảm phải nộp tối thiểu là hai mươi triệu đồng. Thông tư liên tịch 02 đã hướng dẫn cụ thể về các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại mục B.II.

Phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi tòa án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự.

Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ đã nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào các vấn đề mang tính dân sự, tránh việc hành chính hóa các quan hệ dân sự.

Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có các tòa án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về sở hữu trí tuệ thường do các tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền sẽ là Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội theo nguyện vọng của nguyên đơn. Do vậy, việc tăng cường vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một nhu cầu tất yếu khách quan đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hiện nay, tỷ lệ người có quyền chọn giải pháp giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án còn rất thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

- Thời gian giải quyết vụ án tại Tòa án còn dài. Trên thực tế thường mất từ 06 tháng đến 01 năm để tòa án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về sở công nghiệp tại một cấp xét xử;

- Chi phí giải quyết tranh chấp thông qua tòa án tốn kém hơn nhiều so với giải quyết bằng biện pháp hành chính;

Với mục đích ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi đắp, khôi phục lại các thiệt hại mà chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp phải gánh chịu, việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo

cơ chế pháp luật dân sự là một cơ chế pháp lý bảo vệ có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả đối với chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý. Do vậy, chúng ta cần tích cực thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, trong đó có vấn đề chuyên môn hóa hoạt động xét xử các vụ án có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)