Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 103)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

3.1.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

thiện pháp luật Việt Nam

về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Có thể nói chỉ dẫn địa lý là tài sản quý giá của mỗi vùng miền, quốc gia. Việc bảo vệ tài sản này bằng pháp luật không những góp phần nâng cao giá trị thương mại của sản phẩm mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức kết tinh trong đó. Bởi vậy, trong thời gian gần đây, việc xây dựng và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ta đã được quan tâm đặc biệt và đẩy mạnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng. Nói chung, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam chưa thực sự trở thành tài sản, chưa mang lại lợi ích xứng đáng và đang có nguy cơ bị xói mòn, mai một.

3.1.1. Thực trạng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý dẫn địa lý

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những lĩnh vực pháp luật chưa có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Do đó, trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý chúng ta phải tham khảo kinh nghiệm lập pháp của nhiều nước kết hợp với việc xem xét các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam được xây dựng theo định hướng thực hiện những cam kết tối thiểu của các điều ước quốc tế mà chúng ta đã và sẽ tham gia. Bởi vậy, nhìn chung, các qui định về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Việt Nam hiện nay (trong đó có chỉ dẫn địa lý) là tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những vướng mắc lớn nhất mà chúng ta đang mắc phải hiện nay là

việc đưa các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, với những cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ mở rộng quan hệ thương mại với các nước, việc cải thiện môi trường và các điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết đó là những vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển đầu tư sản xuất và thương mại của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai.

Cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển lâu đời, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng nông nghiệp và thủ công nghiệp mang chỉ dẫn địa lý đã có danh tiếng và chất lượng đặc trưng bên cạnh các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp như:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Khoai Lệ Bồ, nước mắm Phan Thiết, quế Quảng Nam, hoa Đà Lạt, hoa đào Ngọc Hà, cam Bố Hạ, nhãn lồng Hưng Yên, xoài cát Hòa Lộc, mía Kim Tân, dừa Bến Tre, chè Tân Cương, …

- Sản phẩm thủ công: chiếu Nga Sơn, lụa Hà Đông, vải tơ Nam Định, gốm Bát Tràng, cốm làng Vòng, …

Những chỉ dẫn địa lý trên cho thấy tiềm năng đa dạng và to lớn của việc phát triển và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam. Nếu các sản phẩm này không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chúng có thể sẽ biến mất theo thời gian do người dân có thể chuyển sang trồng những giống cây mới có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn; các làng nghề cũng sẽ bị mai một đi do không có người theo đuổi nghề cha ông để lại. Ví dụ như làng Vòng làm cốm. Cốm làng Vòng nổi tiếng với hơn 80% dân làng Vòng làm cốm thì nay chỉ còn lại vài ba hộ là chung thủy với nghề này [36, tr. 23].

Theo thông tin đưa ra tại hội thảo chỉ dẫn địa lý do Chương trình Hợp tác ủy ban châu Âu-ASEAN về quyền sở hữu trí tuệ (ECAP II) được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15 và 16/11/2005, có khoảng 150 nông sản ở nhiều tỉnh

của Việt Nam được xem xét trong kế hoạch bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong vòng 10 năm tới, trong đó tiêu biểu là các nông sản nổi tiếng như Hạt tiêu Phú Quốc, Chè Tân Cương, Cà phê Robusta Buôn Hồ...

Một số dự án được thực hiện để xây dựng và bảo hộ cho các loại nông sản như: sầu riêng Cái Mơn, nhãn xuồng Chợ lách Bến Tre, măng cụt Lái Thiêu, nho Ninh Phủ, dưa hấu Gò Công, bưởi Da Xanh, bưởi năm roi Hoàng Gia, cam Tam Bình Vạn Xuân, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc Sông Hậu, gạo Sohafarm, vải thiều Lục Ngạn, chôm chôm Long Khánh, măng cụt Giáng Châu, kẹo dừa Bến Tre.

Chúng ta cũng đã có những chương trình hợp tác với một số nước trên thế giới trong lĩnh vực chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ. Ví dụ như hợp tác Pháp -Việt từ năm 1998. Kết quả của chương trình hợp tác này là năm 2001, hai sản phẩm đầu tiên mang tên gọi xuất xứ ở cấp quốc gia là nước mắm Phú Quốc và chè Shan Tuyết Mộc Châu đã được công nhận ở phạm vi quốc gia và được Pháp công nhận. Năm 2002, tên gọi xuất xứ được kiểm soát Cognac được công nhận tại Việt Nam đã cho phép sản phẩm này tuyên chiến với việc sản xuất rượu giả đồng thời mở đầu cho Việt Nam công nhận các chỉ dẫn địa lý khác của Châu Âu hoặc ngoài Châu Âu. Rượu Cognac là sản phẩm mang tên gọi xuất xứ được kiểm soát đầu tiên của nước ngoài được Việt Nam công nhận.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã hợp tác với Thụy Sĩ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng. Ngày 16/7/2007, Việt Nam và Thụy Sĩ đã ký kết chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ tạo tiền đề để hai bên ký một Hiệp định song phương về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trên thực tế, nhiều chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cần được bảo hộ trên thế giới và Thụy Sĩ cũng có nhiều sản phẩm nổi tiếng cần được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và nước ngoài. Hiệp định này ký kết nhằm bảo hộ song phương lẫn nhau về chỉ dẫn địa lý, ví dụ nếu Hiệp định được ký kết thì các chỉ dẫn địa lý được công nhận ở Việt Nam sẽ được bảo hộ tự động ở Thụy Sĩ và ngược lại

của hai bên, tránh hiện tượng hàng nhái, hàng giả làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Việc bảo hộ một chỉ dẫn địa lý có thể mang lại hiệu quả kinh tế lớn, tạo ra giá trị gia tăng cho vùng địa lý đó. Ngoài việc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bán với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khác, vùng đó cũng sẽ có cơ hội phát triển các dịch vụ khác đặc biệt là dịch vụ du lịch. Hơn nữa, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn tác động tích cực đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn như tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong vùng, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa thông qua việc sản xuất sản phẩm có chất lượng đặc trưng bằng phương pháp, bí quyết và quy trình truyền thống. Mặc dù vậy, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam còn gặp khó khăn và chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của các chỉ dẫn địa lý.

Cho đến nay, số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được đăng ký bảo hộ rất khiêm tốn. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ [17], số lượng đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến ngày 31/12/2008 như sau:

Bảng 3.1: Thống kê số đơn chỉ dẫn địa lý đã nộp từ năm 2000 - 2008

Năm Người nộp đơn Việt Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số

2000 2 2 2001 1 1 2 2002 2 2 2003 12 12 2004 3 3 2005 2 2 2006 5 1 6 2007 3 1 4 2008 8 8 Tổng số 38 3 41

Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 2009 mới chỉ có 16 tên gọi xuất xứ hàng hóa/chỉ dẫn địa lý được quyết định đăng bạ tại Việt Nam trong đó có 14 tên gọi xuất xứ/chỉ dẫn địa lý trong nước gồm: nước mắm Phú Quốc, chè Shan Tuyết Mộc Châu (năm 2001), cà phê Buôn Ma Thuột (năm 2005), bưởi Đoan Hùng (năm 2006), thanh long Bình Thuận, nước mắm Phan Thiết, gạo tám Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà, hồi Lạng Sơn, cam Vinh, chè Tân Cương (năm 2007), vải thiều Lục Ngạn (năm 2008), xoài cát Hòa Lộc (năm 2009) và 2 tên gọi xuất xứ hàng hóa nước ngoài đó là rượu Cognac của Pháp (năm 2002) và rượu PISCO của Pêru.

Có rất nhiều hồ sơ chỉ dẫn địa lý đang được xem xét trong đó thậm chí có những hồ sơ đã nộp từ năm 2002. Sở dĩ thời gian xem xét hồ sơ lâu như vậy là do việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý khá phức tạp, đòi hỏi đơn vị nộp hồ sơ phải qua nhiều khảo sát, đánh giá mới xác định được đặc trưng của sản phẩm. Có một số đơn xin đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa/chỉ dẫn địa lý chưa được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận là đơn hợp lệ do các đơn này không đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức ví dụ như đơn đăng ký cho chỉ dẫn địa lý Diêm Điền cho sản phẩm nước mắm của Công ty hải sản Thái Bình nộp năm 2002; quýt hồng Lai Vung của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp; chè đắng Cao Bằng của Công ty chè đắng Cao Bằng, v.v… Một trong những thiếu sót lớn nhất của các đơn này đó là bản mô tả tính chất, chất lượng hay danh tiếng của sản phẩm không thể hiện được đầy đủ thông tin yêu cầu. Đặc biệt các bản mô tả này chưa phân tích, chứng minh được các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, không có hoặc thiếu thông tin về việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Có đơn thì bản đồ xác định, khoanh vùng chỉ dẫn địa lý không đáp ứng được các quy định của pháp luật.

Bảng 3.2: Một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu tập thể

TT Số ĐK Ngày cấp Nhãn hiệu Sản phẩm Chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)