Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 58)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.1.2. Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

mang chỉ dẫn địa lý

Để được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm mang chỉ dẫn đó phải có tính chất, chất lượng hoặc các đặc tính riêng do điều kiện địa lý quyết định. Việc xác định tính chất, chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lýL là yếu tố mấu chốt trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và được coi là một trong những

yếu tố mang tính kỹ thuật. Để có thể yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chủ thể phải chứng minh được sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có tính chất, chất lượng, đặc tính khác với các sản phẩm cùng loại và các đặc tính này có được là do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

a. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm rộng rãi. Danh tiếng (hoặc uy tín) của sản phẩm được người tiêu dùng thừa nhận, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn nữa, sự thừa nhận của người tiêu dùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cục bộ một vùng hoặc một khu vực địa lý nào đó, mà phải ở phạm vi rộng hơn. Ví dụ Thanh Long Bình Thuận không chỉ được thừa nhận bởi công chúng trong vùng trồng thanh long mà phải được những người mua thanh long của tỉnh Bình Thuận, các tỉnh lân cận thậm chí cả nước

Các tiêu chí để xác định "mức độ tín nhiệm" của người tiêu dùng đối với sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian và đối với từng đối tượng khác nhau. Một số tiêu chí để xem xét và đánh giá đến "danh tiếng" của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như kết quả điều tra xã hội học, sản lượng trung bình bán ra trong một thời gian xác định (một năm, một quý, một tháng...). Theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định - được xác định thông qua sự biết đến sản phẩm đó một cách rộng rãi trong giới tiêu dùng liên quan, có khả năng kiểm chứng được.

b. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Khác với nhãn hiệu hàng hóa thông thường, chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ luôn luôn gắn liền với chất lượng, uy tín của sản phẩm (hàng hóa) hay dịch vụ mang các đối tượng đó, trong đó:

- Sản phẩm, dịch vụ mang tên gọi xuất xứ phải có chất lượng đặc thù; - Sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng đặc trưng hoặc có uy tín, danh tiếng

Tiêu chuẩn về chất lượng (phẩm chất) là tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc đối với sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các điều kiện tự nhiên và/hoặc điều kiện con người của vùng địa lý mang tên gọi hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, chất lượng đặc thù chỉ có được khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh thổ địa lý mang chỉ dẫn địa lý hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Nếu cũng sản phẩm, dịch vụ như vậy được sản xuất hoặc thực hiện ở vùng địa lý khác thì sẽ không có được những chất lượng, phẩm chất như vậy.

Ngoài danh tiếng và chất lượng, các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể có những đặc tính nhất định chủ yếu do điều kiện địa lý của vùng địa lý

tương ứng quyết định. Các đặc tính điển hình của sản phẩm liên quan tới một khu vực bao gồm bất kỳ đặc tính khách quan hoặc chủ quan nào phân biệt sản phẩm đó trong cùng họ sản phẩm, và liên hệ đến cả các đặc tính của thành phẩm, các thao tác liên quan tới việc chế biến các nguyên liệu thô, sự biến đổi và sản xuất sản phẩm lẫn các đặc điểm xã hội và văn hóa của những nhà sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm và các phẩm chất khác (nếu có) của hàng hóa phải được định lượng bằng phương pháp định lượng xác định hoặc kỹ thuật chuyên môn. Ví dụ, đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa "nước mắm Phú Quốc" phải tiến hành đo độ đạm, độ trong, xác định được mùi đặc trưng, màu sắc theo thang bậc màu sắc của nước mắm, nếm thử để chỉ ra các phẩm chất đặc biệt của loại nước mắm này như vị mặn, ngọt đậm, vị béo so với các loại nước mắm khác…

Hay trái thanh long Bình Thuận kết tinh nguồn dinh dưỡng thiên nhiên và sinh lực dồi dào từ miền biển nhiệt đới tạo nên vị đậm đà (hàm lượng protein, fructose, lượng sắt và magiesium trong thanh long Bình Thuận cao). Uy tín, danh tiếng của thanh long Bình Thuận cũng được tạo nên từ truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân trên vùng đất này.

c. Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Các điều kiện vùng địa lý cần phải được mô tả bằng các từ ngữ chính xác nhất. Việc xác định ranh giới vùng địa lý có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải có sự phù hợp hoàn toàn giữa vùng mang chỉ dẫn địa lý và khu vực hành chính mang tên gọi đó. Trên thực tế, một số địa danh không phải tên của các đơn vị hành chính hiện tại, chẳng hạn "Thăng Long", "Đông Đô", "Leningrade" v.v, nhưng đối với người tiêu dùng, họ vẫn coi đó là một địa danh tương ứng với địa danh "Hà Nội" hoặc "St. Peterboug"

hiện nay. Do vậy, nếu các địa danh này đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ là chỉ dẫn địa lý thì vẫn được bảo hộ.

Theo Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.

Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

* Các yếu tố về mặt tự nhiên.

Đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, các điều kiện về mặt tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Các yếu tố về mặt tự nhiên đó bao gồm: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái... Để chứng minh được tính chất riêng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý với điều kiện tự nhiên phải chứng minh thông qua việc phân tích được các yếu tố tự nhiên của vùng mang chỉ dẫn địa lý.

- Phân tích thổ nhưỡng. Phân tích thổ nhưỡng tức là phân tích vùng đất của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm xác định những thành phần sinh hóa trong đất có ảnh hưởng tới tính đặc thù của sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp (Ví dụ như: vải thiều Thanh Hà, Xoài Yên Châu, Chè Shan Tuyết Mộc Châu...). Trên cơ sở đó tìm ra có hay không có sự khác biệt giữa vùng đất mang chỉ dẫn địa lý và các vùng khác.

- Phân tích nước. Phân tích nước tức là phân tích các thành phần lý hohóaó trong nước và xác định mực nước ngầm và ảnh hưởng của thủy triều... của vùng mang chỉ dẫn địa lý nhằm xác định nước vùng mang chỉ dẫn địa lý có khác hay không khác với nước ở các vùng cũng có các sản phẩm cùng loại và sự khác biệt đó có quan hệ như thế nào đối với tính chất đặc thù của sản phẩm.

- Phân tích các điều kiện về tự nhiên như sông ngòi, khí hậu, thủy triều... trong chỉ dẫn địa lý. Các điều kiện về tự nhiên như: đặc điểm thổ nh- ưỡng, chế độ gió, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, lượng mưa, số giờ nắng, hệ thống sông, thủy triều, sự xâm thực của nước biển, lượng phù sa bồi lắng, hệ sinh thái... sẽ được phân tích, đánh giá nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với vùng lãnh thổ mang chỉ dẫn địa lý và đối với sản phẩm.

Ví dụ như theo kết quả nghiên cứu và ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các điều kiện tự nhiên quyết định đặc thù chất lượng của thanh long Bình Thuận, trước hết là điều kiện địa lý, vùng trồng thanh long Bình Thuận tập trung là vùng đồng bằng ven biển, nằm giữa phía Tây Bắc là núi và phía Đông Nam là biển. Địa hình này ở các vùng trồng thanh long tập trung của các địa phương khác không có. Lượng mưa bình quân cả năm không cao; độ ẩm tương đối bình quân 79% và với địa hình ven biển nên gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào. Những đặc điểm này thích hợp với cây thanh long vốn bắt nguồn từ vùng sa mạc nắng nóng.

* Các yếu tố về con người.

Yếu tố con người liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm: các yếu tố độc đáo về kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, bao gồm cả quy trình sản xuất truyền thống của địa phương như kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật chế biến, thời điểm chế biến, phương pháp, thời điểm và địa điểm thu hoạch, cách bảo quản sản phẩm... Quy trình đó có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả các công đoạn, từ sản xuất nguyên liệu, chế biến nguyên liệu đến tạo ra sản phẩm và có thể gồm cả công đoạn đóng gói sản phẩm, nếu công đoạn đó có ảnh hưởng đến tính chất, chất lượng của sản phẩm. Tất cả các thông tin về yếu tố trên phải rõ ràng và chi tiết đến mức có thể kiểm tra được. Việc xác định những yếu tố về kỹ năng, kỹ xảo trong sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống nhằm xác định những yếu tố này có liên quan đến tính đặc thù của sản phẩm như thế nào. Trên cơ sở đó xây dựng thành quy trình chế biến và kỹ thuật sản xuất sản phẩm.

Tất cả việc đánh giá các yếu tố về mặt tự nhiên và con người phải đạt đến một mục đích cuối cùng là chỉ ra được điều kiện tự nhiên, con người có tác động như thế nào đến chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Đối với từng sản phẩm khác nhau thì ảnh hưởng của các yếu tố địa lý là không giống nhau.Ví dụ, đối với sản phẩm vải thiều Thanh Hà thì yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm là thành phần của đất vùng trồng vải, trong khi đó yếu tố địa lý chủ yếu làm nên tính chất của nước mắm Phú Quốc là nguồn cá và kỹ thuật chế biến của người dân huyện đảo Phú Quốc...

Việc xác định các yếu tố địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 81, 82) và Thông tư 01 (Điểm 43.6) nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế như cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thực hiện việc phân tích, phải phân tích những tính chất đặc thù nào, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện đối với kết quả phân tích? Đây là những vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Nếu kết quả khảo sát, phân tích chỉ ra rằng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có các tính chất, chất lượng đặc thù nhưng tính chất đó chỉ liên quan đến yếu tố con người mà hoàn toàn không liên quan đến yếu tố tự nhiên thì có thể được đăng ký là chỉ dẫn địa lý hay không? Hiện nay luật sở hữu trí tuệ chỉ quy định điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là "những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người" mà không quy định cụ thể là phải đồng thời cả hai yếu tố này hay chỉ cần một trong hai yếu tố. Việc quy định chưa rõ ràng này sẽ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)