- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.3.3. Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý
Đây là một loại chủ thể hoàn toàn không có ở các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Do đặc điểm của chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản thuộc sở hữu chung của mọi người sống trên khu vực địa lý đó cho nên bất kỳ chủ thể nào có hoạt động sản xuất sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực đó quyết định đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, chính vì có nhiều chủ thể khác nhau đều có thể sử dụng một chỉ dẫn địa lý cho nên để đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý cần phải có một tổ chức thay mặt cho cộng đồng đó quản lý thì mới có thể khai thác và bảo vệ có hiệu quả. Tổ chức quản lý quyền này có thể do các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý lập ra hoặc một cơ quan quản lý Nhà nước được thành lập hoặc được chỉ định để quản lý quyền đối với các đối tượng này mà không phải là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Tổ chức quản lý tập thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý là tổ chức thực hiện chức năng đại diện cho ủy ban nhân dân địa phương quản lý và bảo vệ chỉ dẫn địa lý phù hợp với quy định pháp luật. Các tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 19 Nghị định 103/2006.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có các quyền sau:
- Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó;
- Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó.
Việc quy định về tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý của hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta có tham khảo kinh nghiệm của các nước về vấn đề quản
lý quyền đối với chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa và có tính đến những đặc thù cũng như hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý. Chúng ta cần bổ sung các quy định này trong hệ thống pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm bảo vệ và phát triển uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và quản lý có hiệu quả quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định của Pháp, để quản lý tên gọi xuất xứ có kiểm soát/chỉ dẫn địa lý được bảo hộ người ta lập nên các Văn phòng, Hiệp hội về quản lý tên gọi xuất xứ có kiểm soát/chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, ví dụ Văn phòng quốc gia liên ngành rượu Cognac hay Hội đồng quốc gia về tên gọi xuất xứ có kiểm soát các sản phẩm sữa. Các tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ riêng để thực hiện việc quản lý các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, vì vậy, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Pháp rất hiệu quả.