Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 120)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

7 919 06/02/200 Chợ Gạo Nếp bè Hội làm vườn huyện Chợ Gạo 8 9199 06/02/200 Ngũ Hiệp Sầu riêng Hội làm vườn huyện Cai Lậy

3.2.2.3. Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

đối với chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, các quy định pháp luật về thực thi quyền sở hữu công nghiệp cần được hoàn thiện hơn nữa để tạo sự thống nhất và khả thi.

Theo đánh giá của các đối tác quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục. Về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến và mức độ phức tạp và nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ chưa thật sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao...

Để hoàn thiện pháp luật thực thi sở hữu trí tuệ, theo tôi, có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hành chính:

Mặc dù, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính trong Luật Sở hữu trí tuệ khá hoàn chỉnh, tuy nhiên cần khắc phục một số tồn tại sau:

Phải có sự thống nhất giữa Luật Sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh trong việc xác định luật áp dụng để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ. Giữa khoản 2, Điều 56 Luật Cạnh tranh 2005 và Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ chưa thống nhất trong việc xác định thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh", nhưng tại Khoản 2, Điều 56 Luật cạnh tranh

2005 lại xác định "Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh (trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ) thực hiện theo quy định của Luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính". Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ xác định thẩm quyền giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ chỉ do cơ quan cạnh tranh giải quyết, nhưng Luật cạnh tranh 2005 lại xác định thêm vai trò của cơ quan giải quyết hành chính khác theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Việc quy định không thống nhất này sẽ tạo ra sự không đồng bộ khi áp dụng pháp luật dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ có thể được xử lýkhác nhau khi căn cứ vào hai đạo luật khác nhau nhưng lại có giá trị pháp lý như nhau về hiệu lực thực thi.

Việc áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ sẽ loại bỏ luật áp dụng và thẩm quyền của các cơ quan giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khác khi xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, việc giải quyết này nếu được áp dụng theo Luật cạnh tranh năm 2005 sẽ tạo ra sự kết hợp trong việc áp dụng luật cạnh tranh và pháp luật xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ, giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan chuyên môn về giải quyết vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc giải quyết hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ. Mỗi một phương án có những điểm thuận lợi và hạn chế, tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thì việc cơ quan cạnh tranh ở nước ta còn rất mới, hệ thống pháp luật về cạnh tranh chưa hoàn chỉnh, hơn nữa trên thực tiễn việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ là rất khó.

Tại các Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 45, Điều 46 Luật cạnh tranh 2005 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nếu xác định các hành vi này là cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì phải được xem xét thêm dưới góc độ pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để xác định các yếu tố cấu thành của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực cạnh tranh. Do đó, nên bổ sung quy định trong

Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ như sau: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc bổ sung này sẽ không đồng thời áp dụng cả hai biện pháp xử lý trong luật cạnh tranh và pháp luật xử lý vi phạm hành chính để giải quyết đối với một hành vi vi phạm. Nếu đã áp dụng biện pháp chế tài trong luật cạnh tranh thì thôi áp dụng chế tài trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính, mà chủ yếu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền căn cứ xác định vi phạm và áp dụng chế tài thích hợp.

- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật dân sự:

Rút gọn thủ tục nhằm giảm bớt những phiền hà, tốn kém trong việc giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp; cần tham khảo một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ ở một số nước trên thế giới để áp dụng phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự:

Cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến việc xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp kiểm soát biên giới:

Cần có các quy định cụ thể về quyền hành động mặc nhiên của lực lượng Hải quan trong quá trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và mức phí chủ thể quyền phải nộp khi đăng ký yêu cầu cơ quan Hải quan kiểm tra, giám sát về sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích việc ngăn chặn

Thứ hai, các chỉ dẫn địa lý chỉ có thể được bảo hộ đầy đủ và hiệu quả nếu chúng được bảo hộ bổ sung đồng thời bởi pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Điều đó có nghĩa là bên cạnh việc hoàn thiện những quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh chẳng hạn như các quy định, hướng dẫn chi tiết về việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể.

Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định về các tài liệu yêu cầu trong hồ sơ đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận nhưng chưa quy định về các nội dung cụ thể cần phải có của các tài liệu trong hồ sơ xin đăng ký; trình tự, thủ tục, các công việc phải thực hiện khi thẩm định các đơn xin đăng ký các loại nhãn hiệu này. Theo quy định hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ vẫn phải dựa vào các quy định về việc thẩm định đối với đơn nhãn hiệu thông thường để xét nghiệm các đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể mặc dù bản chất của các loại nhãn hiệu này là rất khác nhau. Điều này sẽ gây lúng túng, khó khăn không chỉ cho người nộp đơn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin đăng ký mà đối với cả Cục Sở hữu trí tuệ khi tiến hành xét nghiệm đơn.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)