- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.1.3. Không thuộc các đối tượng không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn muốn được bảo hộ ngoài việc đáp ứng hai điều kiện trên còn phải đáp ứng điều kiện đó là không phải là các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý (Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ), đó là các đối tượng sau:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam; - Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
a. Chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam
Nhiệm vụ của chỉ dẫn địa lý là chỉ ra địa danh nơi hàng hóa xuất xứ. Giữa nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và sản phẩm tồn tại một mối quan hệ đặc biệt vì chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nơi sản xuất. Và ngược lại sản phẩm tạo ra danh tiếng cho địa phương hay quốc gia. Chính vì lý do trên các chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa phương thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật.
Việc xác định một tên gọi chung của hàng hóa thường được quy định trong hệ thống pháp luật từng quốc gia. Có thể một chỉ dẫn địa lý bị coi là tên gọi chung của hàng hóa và không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý tại quốc gia này nhưng ở quốc gia khác nó lại được bảo hộ. Ví dụ: đối với người Mỹ thì từ "Champagne" là tên gọi của bất cứ loại sản phẩm rượu nho được chiết xuất bằng phương pháp lên men hai lần ở bất cứ địa phương nào, còn đối với phần lớn các nước Tây Âu thì "Champagne" là chỉ dẫn xuất xứ của loại rượu có
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào giải thích thế nào là tên gọi chung của hàng hóa hay liệt kê các chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung cho hàng hóa ở Việt Nam.
b. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng
Quy định này của Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định tại Điều 24 khoản 9 của Hiệp định TRIPs, theo đó các nước thành viên không có nghĩa vụ "bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ". Trước đây tại Điều 7.2 Nghị Định 63/CP không quy định buộc tên gọi xuất xứ hàng hóa phải được bảo hộ tại nước xuất xứ thì mới được bảo hộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Điều 13.4.b về quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa yêu cầu "Cá nhân pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa do nước ngoài cấp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho các sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam". Cách quy định như vậy của Nghị định 63/CP là không thống nhất.
c. Chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm
Giải quyết xung đột trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là một vấn đề khá phức tạp trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề này tùy theo việc ưu tiên bảo hộ chỉ dẫn địa lý hay ưu tiên bảo hộ nhãn hiệu. ở Việt Nam, chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó trùng với một nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày đăng ký chỉ dẫn địa lý hoặc/và chỉ dẫn địa lý trùng với một nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa bất kỳ.
Thông tư 01 quy định nếu "tìm thấy một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo, trong đó nêu rõ quyền đăng ký phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu". Như vậy, có thể xảy ra trường hợp cùng một dấu hiệu nhưng vừa được đăng ký là chỉ dẫn địa lý và vừa được đăng ký là nhãn hiệu cho cùng loại sản phẩm với cùng ngày ưu tiên, sẽ giải quyết như thế nào? Pháp luật quy định trường hợp hai nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhau đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau có ngày ưu tiên giống nhau sẽ tính đến sự thỏa thuận giữa các bên nhưng lại chưa dự liệu trường hợp này.
d. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm
Đây là quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ. Thông thường một chỉ dẫn địa lý sẽ là "sợi dây nối" người tiêu dùng với những sản phẩm có nguồn gốc từ một vùng địa lý nhất định, nên khi một dấu hiệu chỉ dẫn (trực tiếp hay gián tiếp) sai về nguồn gốc của hàng hóa nơi nó xuất xứ sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ, nếu sản phẩm rượu của Việt Nam đăng ký dấu hiệu là chữ "Cognac" (chỉ dẫn trực tiếp) hay hình tháp Eiffel (chỉ dẫn gián tiếp) sẽ làm cho công chúng lầm tưởng rằng các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý này có nguồn gốc hay liên quan đến các địa danh của nước Pháp.
Tại Điểm 45.3.6 Thông tư 01 có giải thích "chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó khi bị coi là trùng hoặc tương tự tới mức không thể phân biệt với một dấu hiệu đang được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với danh nghĩa là chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa". Trong thực tiễn để nhận định một dấu hiệu có phải gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng không, người ta sẽ
xem xét xem dấu hiệu đó có trùng, tương tự với một chỉ dẫn về nguồn gốc của sản phẩm hay chỉ dẫn đó có hướng người tiêu dùng nhận biết sai về nguồn gốc của sản phẩm hay không.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý có nhiều điểm hợp lý, phù hợp với các quy định trong các Điều ước quốc tế đặc biệt là Hiệp định TRIPs.
So với quy định của Nghị định 63/CP, các điều kiện để không bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý đã mở rộng đối với cả chỉ dẫn địa lý mà không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng hay những chỉ dẫn trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó có thể sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa,…