- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.2.5.2. kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.
Về vấn đề này, pháp luật hiện hành có điểm khác biệt so với Nghị định 63/CP ở việc khởi kiện tại tòa án. Theo quy định hiện hành, người khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì có quyền khởi kiện ra tòa (trước đây họ chỉ có thể hoặc là khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Quy định hiện hành nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người nộp đơn cũng như những người liên quan.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định cụ thể, chi tiết và đầy đủ hơn về trình tự, thủ tục và thời hạn thụ lý, giải quyết các khiếu nại nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật vẫn chưa thực sự nghiêm chỉnh, vẫn còn hiện tượng chậm xử lý gây tồn đọng nhiều vụ việc khiếu nại trong quá trình giải quyết các khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ.
2.2.5.2. ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn địa lý
Pháp luật hiện hành đã tách hai nội dung quy định về thủ tục phản đối và thủ tục khiếu nại và quy định ở các điều luật khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của người nộp đơn, của người thứ ba cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các đơn khiếu nại, đơn phản đối việc đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) bởi vì trên thực tế các đơn khiếu nại của người nộp đơn và những người liên quan được Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ thụ lý và giải quyết còn các đơn phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ được phòng chuyên môn về chỉ dẫn địa lý (Phòng Chỉ dẫn địa lý Cục Sở hữu trí tuệ) xem xét, giải quyết.
Các quy định hiện hành cũng cụ thể, rõ ràng hơn về thời hạn xem xét, xử lý ý kiến của người thứ ba, thông báo về ý kiến của người thứ ba cho người nộp đơn.
Một điểm hoàn toàn mới của pháp luật hiện hành so với quy định trước đây đó là quy định tại điểm 6.4 Thông tư 01/2007. Theo quy định này, trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn cho Tòa án giải quyết. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ về việc đã nộp đơn cho Tòa án giải quyết thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến. Nếu Cục Sở hữu trí tuệ được thông báo trong thời hạn như trên của người thứ ba, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
Do Tòa án là cơ quan tư pháp có quyền tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ nhằm giải quyết vụ án một cách khách quan, hiệu quả cho nên nếu Cục Sở hữu trí tuệ không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không thì việc quy định để người thứ ba nộp đơn đề nghị Tòa án giải quyết sẽ giúp cho việc giải quyết vụ việc đạt kết quả cao hơn nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên. Hơn nữa, quy định này sẽ giúp khắc phục tình trạng để nhiều vụ việc kéo dài không thể giải quyết được tại Cục Sở hữu trí tuệ cũng như giảm tải công việc cho Cục Sở hữu trí tuệ.