Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 67)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.2.1. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

đăng ký chỉ dẫn địa lý

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, người có quyền đăng ký các đối tượng này là những người tạo ra hoặc đầu tư kinh phí vào việc tạo ra các đối tượng đó, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Còn quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước có thể cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Mục đích của việc nộp đơn đăng ký chỉ nhằm nhận được sự công nhận bảo hộ của nhà nước đối với một chỉ dẫn địa lý cụ thể mà không phải là đăng ký người nộp đơn đó trở thành người có quyền sử dụng đối tượng tương ứng,

vì vậy quyền nộp đơn được dành cho cả những chủ thể không sử dụng các đối tượng này. Điều này đặc biệt phù hợp với điều kiện của Việt Nam vì các đối tượng này thuộc quyền sử dụng của nhiều người, sẽ không có cá nhân, tổ chức nào muốn một mình đứng ra làm các thủ tục phức tạp và tốn kém để đăng ký một chỉ dẫn địa lý và từ đó những người khác lại được hưởng lợi. Do đó, cách tốt nhất là tổ chức tập thể của những người có quyền sử dụng hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý sẽ đứng ra làm và nộp đơn yêu cầu đăng ký chỉ dẫn địa lý đó. Quy định quyền nộp đơn yêu cầu đăng ký thuộc về các cá nhân, tổ chức sử dụng chỉ dẫn địa lý, hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý như vậy cũng phù hợp với thực tiễn của các nước trên thế giới.

Vậy người nộp đơn nước ngoài có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý như thế nào khi ở nước họ không áp dụng "phương thức nộp đơn đăng ký" theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ? Theo Điều 80.2 của Luật Sở hữu trí tuệ, chỉ những chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Như vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể hiểu rằng bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Điều này đã được khẳng định tại Điều 8 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Quy định này của Việt Nam cũng phù hợp với Điều 24.9 của Hiệp định TRIPS.

Hiệp định TRIPS không quy định về chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý mà để cho các nước tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cũng như hệ thống pháp luật của nước mình sẽ quy định cụ thể về vấn đề này.

Chẳng hạn như theo pháp luật Thụy Sĩ, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký là tất cả các Hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm, trong đó các thành viên phải bao gồm các nhà sản xuất, chế biến ở tất các giai đoạn tạo

ra sản phẩm, bao gồm: những người tạo ra nguyên vật liệu ban đầu, người chế biến, nhà sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Còn tại Thái Lan, chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm: (i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) Cá nhân, pháp nhân hoặc nhóm người có hoạt động kinh doanh các hàng hóa sử dụng chỉ dẫn địa lý và có trụ sở tại khu vực địa lý đó; (iii) Nhóm hoặc tổ chức của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Tại Việt Nam, các quy định trước đây về chủ thể có quyền nộp đơn trong Bộ luật Dân sự 1995 có nhiều điểm không hợp lý, cản trở việc đăng ký và bảo hộ các tên gọi xuất xứ hàng hóa, ví dụ như theo Điều 789(2) Bộ luật Dân sự năm 1995, chỉ chủ thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có quyền nộp đơn yêu cầu xin cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa. Sự bất hợp lý này đã được khắc phục từng bước trong Nghị định 63/CP (Điều 14.3) và thực tiễn xét nghiệm của Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên đây là một cách khắc phục không hợp luật khi văn bản giải thích quy định trái với Bộ luật Dân sự, cụ thể Điều 14.3.d Nghị định 63/CP cho phép "cơ quan hành chính quản lý lãnh thổ" cũng có quyền nộp đơn đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa. Thực tiễn xét nghiệm của Cục Sở hữu trí tuệ lại đi xa hơn một bước nữa khi cho phép "tổ chức xã hội nghề nghiệp" được nộp đơn xin đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa, ví dụ đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa "Phú Quốc".

ở một khía cạnh khác, Điều 789(3) Bộ luật Dân sự và Điều 14.3.a Nghị định 63/CP lại cho phép quá nhiều người (tất cả những ai sản xuất, kinh doanh trong vùng lãnh thổ) cùng có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa. Hậu quả là: (i) Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phải xem xét rất nhiều đơn có nội dung như nhau, cấp ra và quản lý rất nhiều văn bằng có nội dung như nhau; (ii) khi xảy ra vi phạm quyền đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa đang được bảo hộ, từng chủ văn bằng đơn lẻ rất khó có đủ thời gian, kinh nghiệm, tiền bạc để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực

ngoài. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 92), cụ thể văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Từ quy định này có thể thấy rằng với một chỉ dẫn địa lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phải xem xét nhiều đơn yêu cầu bảo hộ, không phải cấp nhiều văn bằng bảo hộ.

Ngoài việc tuân thủ các quy định về chủ thể có quyền nộp đơn, việc nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam còn phải đáp ứng các quy định về cách thức nộp đơn.

Các quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ về cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung cũng được áp dụng đối với chỉ dẫn địa lý. Theo quy định này, tổ chức, cá nhân có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đối với các cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Ví dụ chỉ dẫn địa lý "Cognac" hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam và Văn phòng liên ngành quốc gia Cognac đã tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thông qua Đại sứ quán Pháp.

Trước đây, theo quy định của Nghị định 63/CP, tất cả những ai sản xuất, kinh doanh trong vùng lãnh thổ cùng có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, có những trường hợp có nhiều chủ thể khác nhau cùng nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cùng một tên gọi xuất xứ. Do đó, pháp luật đã quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Theo đó, nếu có từ hai chủ thể trở lên đều nộp đơn đăng ký cùng một tên gọi xuất xứ hàng hóa thì khi tên gọi xuất xứ hàng hóa được đăng ký, tất cả các chủ thể đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa. Luật Sở hữu trí tuệ không còn quy định cho phép các chủ thể khác nhau nộp nhiều đơn đăng ký cho cùng

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)