- Chức năng Thủ tục xác lập quyền
c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp
2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Để được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chủ thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về quyền nộp đơn và đơn đó phải được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật.
Cũng giống với đa số các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 6.3.a Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 6.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, Điểm 1.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp).
Như vậy theo quy định pháp luật hiện hành, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý (trong đó gồm cả tên gọi xuất xứ) được xác lập
trên cơ sở đăng ký mà không phải tự động xác lập khi có đủ điều kiện như quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP.
Nhìn chung quy định pháp luật hiện hành về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là sự kế thừa các quy định của Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 63/CP.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn địa lý trên cơ sở đăng ký là có hiệu quả và dễ bảo đảm thực thi quyền nhất. Trên cơ sở đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước, chúng ta đã xây dựng mô hình bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hệ thống đăng ký xác lập quyền.