Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

2.1.1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

phẩm) nhất thiết phải diễn ra tại khu vực địa lý tương ứng còn đối với chỉ dẫn địa lý, chỉ cần một hoặc một số công đoạn sản xuất diễn ra tại địa phương đã đủ tạo nên đặc tính của sản phẩm.

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể cũng không có văn bản nào hướng dẫn thế nào là sản phẩm có nguồn gốc địa lý từ khu vực, vùng lãnh thổ tương ứng hay việc xác định nguồn gốc địa lý như thế nào, liệu toàn bộ hay chỉ một phần sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương hoặc vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý? Do sự quy định không rõ ràng này cho nên đã gây ra nhiều tranh cãi trong thực tiễn bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Chẳng hạn như nước mắm Phú Quốc được đóng chai ở nơi khác có được mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc không hay toàn bộ quy trình từ sản xuất, chế biến đến đóng chai nước mắm Phú Quốc phải diễn ra tại Phú Quốc? Điều này là do có đến 80% các doanh nghiệp mua nước mắm ở Phú Quốc sau đó về đóng chai ở các địa phương khác, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, và được dán tên gọi "nước mắm Phú Quốc" lên chai. Các doanh nghiệp này cho rằng việc phải đóng chai tại Phú Quốc là điều chưa thỏa đáng, bởi theo lập luận của họ thì việc đóng chai nước mắm Phú Quốc phải diễn ra tại Phú Quốc sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều chi phí mặt bằng và công nghệ, nhà xưởng, điện, nước, nhân công, công vận chuyển.... Ngoài ra, chưa có cơ quan có thẩm quyền nào chứng minh rằng chất lượng nước mắm đóng chai tại Phú Quốc tốt hơn nước mắm đóng chai tại các vùng khác. Ngược lại, các doanh nghiệp có cơ sở đóng chai nước mắm tại Phú Quốc và các cơ quan quản lý nhà nước cho rằng: nước mắm phải được đóng chai tại Phú Quốc mới được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa Phú Quốc.

Đứng trước các tranh cãi này, ngày 16/05/2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ra Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS về việc ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc và Quyết định số 19/2005/QĐ-BTS về việc ban hành Quy chế tạm thời về kiểm soát chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc. Quyết định này cho phép

nước mắm chế biến tại huyện Phú Quốc, đóng gói tại Thành phố Hồ Chí Minh được mang tên gọi Phú Quốc trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS của Bộ thủy sản có hiệu lực thi hành. Đây là một Quyết định mang tính dung hòa, thể hiện việc cơ quan quản lý nhà nước không dự đoán trước được những thay đổi và tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng TGXXHH/chỉ dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)