Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 46)

- Chức năng Thủ tục xác lập quyền

c. Quyền sử dụng là quyền năng cơ bản nhất của quyền sở hữu công nghiệp

1.3.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận

nhãn hiệu chứng nhận

Việc bảo hộ một chỉ dẫn địa lý không chỉ dựa vào hành vi công hoặc hoạt động hành chính mà có thể xuất phát từ một sáng kiến cá nhân. Nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận quy định một cách thức bảo hộ cho những chỉ dẫn địa lý độc lập với các biện pháp pháp lý. Khái niệm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận (hay nhãn hiệu bảo đảm ở một số nước) được quy định rất khác nhau ở các nước. Tùy thuộc vào luật thực định của mỗi quốc gia, một nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận có thể chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ và vì thế ở một mức độ nào đó cũng phù hợp với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của tập thể các doanh nghiệp (hiệp hội hoặc liên hiệp các nhà sản xuất, hãng sản xuất…), trong đó mỗi thành viên sử

dụng độc lập với nhau nhưng cùng tuân theo quy chế do tập thể đó quy định (về xuất xứ địa lý, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, v.v…) để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tập thể với hàng hóa, dịch vụ của những người không thuộc tập thể đó. Nhãn hiệu tập thể được tập thể đó sở hữu và độc quyền cấp cho các thành viên tập thể đó quyền sử dụng.

Một chỉ dẫn địa lý có được bảo hộ như một nhãn hiệu tập thể hay không hoàn toàn phụ thuộc vào luật quốc gia của từng nước. Một số nước không chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường thấy ở các nước có truyền thống luật Anh-Mỹ.

Một khi chỉ dẫn địa lý được đăng ký như một nhãn hiệu tập thể thì hiệp hội với tư cách là chủ nhãn hiệu tập thể có quyền ngăn cấm những người không phải là thành viên của hiệp hội được sử dụng nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký chỉ dẫn địa lý như một nhãn hiệu tập thể không ngăn chặn được khả năng nhãn hiệu bị biến thành tên gọi thông thường của hàng hóa. Hơn nữa, theo luật của một số nước, nếu nhãn hiệu tập thể không được sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực.

Khác với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các doanh nghiệp độc lập với nhau sử dụng theo li xăng của chủ sở hữu nhãn hiệu với ý nghĩa xác nhận (hay bảo đảm) rằng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu có đặc tính nhất định (về xuất xứ địa lý, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, v.v…). Như vậy, chủ sở hữu của nhãn hiệu chứng nhận không phải là hiệp hội của các nhà sản xuất mà là chủ thể có khả năng chứng nhận - có thể là hội đồng ở địa phương hoặc hiệp hội không tiến hành sản xuất và kinh doanh sản phẩm được chứng nhận. Hiệp hội này có tầm quan trọng đặc biệt vì nó là chủ của nhãn hiệu chứng nhận đó và

đúng như đã được chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận có thể dùng để xác nhận xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thủ tục xin đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ những quy định chi phối việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải được kèm theo đơn đăng ký nhãn chứng nhận nộp cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Khi một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu này với điều kiện sản phẩm của họ thỏa mãn các yêu cầu quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Chủ nhãn hiệu chứng nhận đã được đăng ký có quyền ngăn cấm những người mà sản phẩm của họ không đáp ứng các yêu cầu quy định trong quy chế sử dụng nhãn chứng nhận. Nói chung, phạm vi bảo hộ của một chỉ dẫn địa lý thông qua đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận ngang bằng với phạm vi bảo hộ nhận được thông qua đăng ký như một nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thể dùng để bảo hộ từ những chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần đến chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, kể cả những chỉ dẫn địa lý đã được xác lập các chỉ tiêu pháp lý. Cả hai hình thức bảo hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò của giới tư nhân. Tuy nhiên, cả hai hình thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể kiểm soát những người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý mà không thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám định, chứng nhận sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)