Đào tạo, phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.4. Đào tạo, phát triển nhân lực

Đào tạo, phát triển là các hoạt động để nâng cao chất lượng nhân lực của tổ chức vì vậy công tác đào tạo phải được thực hiện một cách khoa học và có kế hoạch. Phát triển nhân lực là việc tăng số lượng nhân viên, sắp xếp hợp lý cơ cấu nhân lực và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng của nhân viên. Để nâng cao chất lượng nhân viên, doanh nghiệp phải cung cấp cho người lao động những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp. Các hoạt động này diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau, có thể là theo giờ hoặc ngày hoặc năm, tùy vào mục tiêu học tập. Hoạt động học tập ấy nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng nâng cao khả năng và trình độ của họ. Ngoài ra cần phải giáo dục người lao động. Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn.

Đào tạo, phát triển nhân lực với mục đích sử dụng tối đa nhân lực hiện có, nâng cao trình độ kỹ năng làm việc của người lao động nhằm mang lại cho tổ chức tính hiệu quả công việc cao, đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu học tập và phát triển của người lao động.

Mỗi doanh nghiệp đều có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực riêng tùy vào tính chất công việc. Thông thường bao gồm hai phương pháp đào tạo đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Khi đào tạo trong công việc, doanh nghiệp có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ bảo cho lao động trực tiếp tại nơi làm việc. Việc này được thực hiện với sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm và lành nghề hơn. Hoặc người lao động được kèm cặp chỉ bảo bởi người lãnh đạo trực tiếp, quản lý có kinh nghiệm hay một cố vấn.

36

Ở hình thức khác, người lao động được tham gia một khóa học nghề. Trong thời gian học nghề, lao động vừa được trang bị kiến thức lý thuyết trên lớp, vừa được đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của nhân viên có kinh nghiệm. Doanh nghiệp cũng có thể thuyên chuyển công việc đối với lao động nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm những công việc khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua những lần luân chuyển công việc sẽ giúp cho lao động có khả năng thực hiện những công việc cao hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, đào tạo ngoài công việc lại tách người lao động khỏi việc thực hiện các công việc thực tế. Doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với phương tiện và trang thiết bị dành riêng cho học tập. Người lao động có thể thực hành công việc với sự hướng dẫn của những người lành nghề, hoặc cũng có thể được cử đi học ở các trường chính quy, tham dự hội nghị hội thảo, học tập qua interner, đào tạo từ xa… Các phương thức đào tạo này tuy có những ưu nhược điểm riêng nhưng về bản chất đều nâng cao được trình độ nhận thức công việc cũng như kỹ năng tay nghề của họ, giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu với các kế hoạch về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)