Áp dụng bản đồ tư duy cho toàn Công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 123)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5.Áp dụng bản đồ tư duy cho toàn Công ty

Bộ phận quản trị nguồn nhân lực có trách nhiệm tổ chức đào tạo và hướng dẫn cho toàn bộ nhân viên công ty thực hiện bản đồ tư duy trong các công việc. Ngoài bộ phận quản trị nhân lực, các phòng ban khác cần áp dụng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy đặc biệt hữu ích đối với công việc như phát triển kinh doanh, điều hành và hướng dẫn du lịch. Đây là những công việc thường xuyên có các phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc. Có những phát sinh có lợi cho công việc nhưng cũng có rất nhiều phát sinh nếu không được xử lý một cách thông minh và chuyên nghiệp thì sẽ gây ra những thiệt hại cho công ty về nhiều phương diện. Vì vậy, nhân viên các phòng có thể lập một bản đồ tư duy về những tình huống khó khăn có thể xảy ra trong quá trính làm việc và phương thức giải quyết được coi là tốt nhất.

Như vậy, nếu có xảy đến những vấn đề không được như mong muốn, nhân viên Công ty đã có thể tính được cho mình những phương án hay và hiệu quả.

124

Khi nắm được cách giải quyết vấn đề, sẽ tránh được sự lúng túng và lo lắng của nhân viên, từ đó có thể tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng về khả năng và bản lĩnh của mỗi nhân viên – những người đang đại diện cho hình ảnh của Công ty trong mắt khách hàng.

Trong quá trình ứng dụng bản đồ tư duy cần theo sát để phát hiện và khắc phục các khó khăn của nhân viên. Việc khen ngợi, tuyên dương cá nhân hay phòng ban có thành tích tốt trong việc lập bản đồ tư duy có thể mang lại sự yêu thích và cố gắng. Vì vậy, để toàn bộ nhân viên trong Công ty có thể quen với việc ứng dụng bản đồ tư duy có vai trò rất lớn của lãnh đạo và bộ phận quản trị nhân lực của Công ty.

Tiểu kết chương 3:

Với mục tiêu củng cố và nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Du lịch Newstar Tour, dựa vào cơ sở lý luận được nghiên cứu tại Chương 1 và căn cứ vào thực trạng hoạt động quản trị nhân lực đang diễn ra tại Công ty được phân tích tại chương 2, luận văn đề xuất một số giải pháp ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực của Công ty. Trong đó đưa ra các bản đồ tư duy cụ thể giúp giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng tại Công ty. Giải quyết được những vấn đề này, Công ty sớm ổn định được nhân lực, hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống hóa được công tác quản lý giúp cho Công ty ngày càng phát triển và mang tính bền vững hơn.

Hiện tại Công ty Du lịch Newstar Tour có khá nhiều lợi thế cần khai thác hiệu quả tối ưu hơn nữa để góp phần thúc đẩy Công ty trở thành doanh nghiệp vững mạnh và có thương hiệu lớn trong thị trường. Để tạo điều kiện cho các giải pháp trên có tính khả thi, luận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Lãnh đạo Công ty và bộ phận quản trị nhân lực để có định hướng áp dụng bản đồ tư duy đúng đắn và kịp thời trong thời gian tới.

125

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế xã hội như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước nói chung đều gặp những khó khăn nhất định. Để giảm thiểu các chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, các doanh nghiệp phải tìm ra các phương án quản trị nhân lực phù hợp nhằm tận dụng và phát huy tối đa khả năng của nhân viên, coi con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp quản trị nhân lực hiện đại đã từng áp dụng thành công trên thế giới được ứng dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nội dung nghiên cứu của luận văn lựa chọn bản đồ tư duy để áp dụng vào hoạt động quản trị nhân lực cho Công ty Newstar Tour. Bản đồ tư duy không thay thế cho các phương pháp quản lý khác mà bản đồ tư duy giúp cho bộ phận quản trị nhân lực của Công ty biết cách làm thế nào để sử dụng các phương pháp quản lý khác nhau một cách có hiệu quả và sáng tạo, mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty. Đồng thời giúp cho bộ phận quản trị nhân lực của Công ty luôn có cái nhìn tổng thể, trực quan và sinh động về các vấn đề trong công việc từ đó đưa ra các cách giải quyết phù hợp để quản lý tốt hơn.

Với các lợi thế mà Công ty có được như thâm niên hoạt động, có thương hiệu trên thị trường, có nguồn khách tương đối lớn và đội ngũ nhân lực trẻ, năng động và yêu thích khám phá sáng tạo, Công ty hoàn toàn có thể đưa bản đồ tư duy vào ứng dụng trong công việc đặc biệt là tại bộ phận quản trị nhân lực. Tuy nhiên để việc áp dụng đúng đắn và hiệu quả, trước hết cần có sự hiểu biết nhất định về bản đồ tư duy và nhìn nhận được những ưu điểm của phương pháp này. Khi áp dụng vào hoạt động cụ thể của Công ty cần xây dựng các bước cụ thể và tổ chức các hoạt động nhằm đưa bản đồ tư duy đến với từng nhân viên trong Công ty. Sau đó phải duy trì thường xuyên thói quen tư duy với bản đồ để phát huy tối đa tính năng ưu việt của bản đồ tư duy.

126

Trên cơ sở lần lượt hệ thống lại cơ sở lý luận về bản đồ tư duy và quản trị nhân lực, nghiên cứu các ứng dụng bản đồ tư duy của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới trong công việc để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn tại Công ty Du lịch Newstar Tour. Căn cứ thực trạng phát triển của Công ty Du lịch Newstar

Tour, luận văn với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực của Công ty Du lịch Newstar Tour” mong muốn cố gắng đưa ra một số

giải pháp thiết thực nhằm đạt được mục tiêu đặt ra đó là giúp cho Công ty Du lịch Newstar Tour có hướng đi phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế và điều kiện sẵn có để phát triển kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng hệ thống quản lý và thúc đẩy khả năng của mỗi cá nhân trong công việc để Công ty ngày càng lớn mạnh.

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Ngô Thị Cúc (1998), Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, NXB

Chính trị Quốc gia.

2. Trần Kim Dung, (1998), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Văn Điềm (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

4. Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân

5. Ngô Kim Thanh (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Hữu Thân (1996), Quản trị nhân sự, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2004.

7. Phùng Thế Trường, Quản lý con người trong doanh nghiệp, NXB Hà Nội.

8. Matsushita Konosuke (2000), Nhân sự - Chìa khóa của thành công, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TP. Hồ Chí Minh.

9. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, NXB Tổng hợp Thành phố

Hồ Chí Minh.

10. Tony Buzan (2009), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động Xã

hội.

11. Tony and Bary Buzan (2009), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ

Chí Minh. Tiếng Anh:

12. Shimon L. Dolan and Randall S.Schuler (1994), Human resource

management: The Canadian dynamic,Scarborough, Ont.: Nelson Canada. 13. Tony Buzan (1996), Radiant Thinking, Publisher Plume, America.

128

14. TS. Trần Đình Châu – TS. Đặng Thu Thủy, Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện, http://www.gdtd.vn

15. Hoàng Hoa, Dạy học bằng bản đồ tư duy – giảm tải không giảm yêu cầu,

http://www.baomoi.com

16. Quý Hiên, Chữa học vẹt bằng bản đồ tư duy, http://www.tienphong.vn

17. Tá Lâm, Bản đồ tư duy Việt Nam lập kỷ lục Guinness thế giới,

http://vnexpress.net

18. Susan Dunn, For greater success in the new year try the miracle of mind mapping, http://www.mind-mapping.org

19. Mind maping site, How to make a mind map, http://www.mind-

mapping.co.uk

20. Smartdraw, Working smarter with mind map, http://www.smartdraw.com

21. Using Mind Map, Mind map time management for whole brain to do lists,

http://www.usingmindmaps.com 22. http://mindmaponline.com/

23. http://www.mindmapart.com

129

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Trò chuyện với Tony Buzan – chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp tư duy

Trong hai ngày 2 và 3 tháng 4, tại khách sạn Equatorial (TP.HCM) sẽ diễn ra chương trình "Khơi dậy tiềm năng sáng tạo và đổi mới để tạo lợi thế cạnh tranh" do Tony Buzan, chuyên gia hàng đầu thế giới về sức mạnh tư duy

sáng tạo - trực tiếp huấn luyện. Thanh Niên

đã có cuộc trao đổi với Tony Buzan qua e-mail trước khi ông đến Việt Nam.

* Trước khi sang Việt Nam, ông có tìm hiểu gì về tập quán tư duy của người Việt? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong năm 2005, tôi đã đến Trung Quốc 3 lần. Tại đây, NXB Harper Collins đã bán hết 250.000 quyển sách của tôi chỉ trong vòng 6 tháng. Ở Nhật, cuốn The Mind Map của tôi đã được tiêu thụ rất nhanh: 50.000 bản trong chưa đầy 4 tháng. Tôi cũng đã đến làm việc ở một số nước khác thuộc châu Á và tôi hiểu rằng không chỉ các cường quốc mới quan tâm đến phương pháp tư duy. Lịch sử đã chứng minh, do vị trí địa lý, đất nước các bạn rất thuận lợi để "nhìn ra thế giới" và tôi hiểu đấy chính là đặc điểm tư duy của các bạn.

* Theo ông, đặc điểm tư duy của người Việt Nam hiện nay có khác gì so với người phương Tây?

- Trong từng lĩnh vực, người VN các bạn đều đã tạo những tiếng vang trên trường quốc tế. Các bạn có những công dân thật tuyệt. Tôi đã từng nghe đến tiếng tăm của GS Lê Tự Quốc Thắng - nhà Toán học tài ba, sinh viên Nguyễn Chí Hiếu - người đoạt danh hiệu "Sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004" và qua Business Week, tôi cũng biết Nguyễn Minh Hiếu, Công ty DreamViet được xếp hạng Top 20 doanh nhân U.25 được cho là xuất sắc nhất châu Á. Danh sách mà tôi sưu tập được khá dài!

Toàn cầu hóa đã là một thực tế và nó mang lại cơ hội rất lớn để hiện tại các bạn không còn phải quan tâm nhiều đến sự khác biệt Đông - Tây nữa.

* Khi nhận lời sang Việt Nam diễn thuyết, ông có thấy khó khăn gì không? Tony Buzan

130

- Việt Nam nay đã là thành viên WTO, các bạn không ở ngoài làn sóng toàn cầu đặt mối quan tâm hàng đầu vào sự sáng tạo. Các bạn là dân tộc trẻ có óc cầu tiến, thế giới phẳng tạo điều kiện để các bạn có thể nhanh chóng đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến. Và vì thế, đến Việt Nam để làm việc với các bạn về phương pháp tư duy, nền tảng của sự sáng tạo lúc này, tôi có nhiều thuận lợi: sự hậu thuẫn của trào lưu và chính tinh thần cầu tiến, hiếu học của các bạn.

* Một trong những nội dung chính mà ông sẽ trình bày trong khóa huấn luyện lần này là phương pháp sử dụng Sơ đồ tư duy hay Giản đồ ý (Mind map). Phương pháp này của ông đã rất nổi tiếng trên thế giới hơn 3 thập niên nay và đang được khoảng 250 triệu người sử dụng, nhưng tại Việt Nam có rất ít tài liệu phổ biến nó...

- Ở đất nước các bạn, không ít công ty đa quốc gia đã đến và đã sử dụng công cụ này. Qua các công sự VN, tôi còn được biết có một nhóm các bạn sinh viên đã mày mò sử dụng Mind map. Các bạn này khá thành công và có được sự ủng hộ của trường đại học cũng như của giới truyền thông. Như vậy, trong thực tế, đúng là có ít nhưng không phải là không có.

* Ông có thể cho biết quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thiện phương pháp này?

- Để trả lời câu hỏi này, tôi xin kể lại ngắn gọn quá trình phát triển kỹ năng tư duy của tôi. Khi tôi 13 tuổi, tôi tham dự một bài kiểm tra đọc nhanh và đạt được 213 từ cho 1 phút, xếp thứ hai trong lớp. Người đứng đầu lớp là một bạn gái đạt được trên 300 từ. Tôi đã hỏi giáo viên của mình làm thế nào tôi có thể tăng khả năng đọc nhanh của tôi lên và được trả lời rằng không thể. Lý do là tôi đã có khả năng phát triển thế mạnh về cơ bắp và thể chất, điều này dường như đã hạn chế tôi phát triển kỹ năng tư duy như kỹ năng đọc nhanh.

Tôi nhanh chóng rèn luyện đôi mắt và bộ não để tăng tốc độ thu thập những tư liệu viết/thông tin bằng văn bản, và chỉ trong thời gian ngắn tôi đã có thể đọc hiểu được trên 400 từ trong 1 phút. Đây là lần đầu tiên tôi nhận ra bộ não của tôi cũng giống như cơ bắp, và có khả năng rèn luyện được. Đọc nhanh đã vạch ra cho tôi một con đường và hiển nhiên đó là một điều quan trọng trong việc

phát triển trí tuệ của tôi.

ký tặng sách cho độc giả ở Anh

131

Điều này đã giúp tôi hoàn tất chương trình học ở trường phổ thông và đại học với tốc độ nhanh gấp 2 lần so với thời gian trước đây tôi học. Trong năm đầu học đại học, có một giáo sư tốt bụng đã giới thiệu với tôi một phương pháp luyện trí nhớ được phát triển từ thời Hy Lạp. Tôi lập tức áp dụng thử kỹ năng này vào việc học và thấy nó rất hiệu quả. Do vậy, tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác.

Trong nhiều năm qua, niềm đam mê về kỹ năng rèn luyện trí nhớ đã dẫn lối để tôi phát triển được công cụ trí tuệ mình, đó là Mind map. Ban đầu công cụ này được phát minh như một kỹ thuật nhớ đa chiều, nhưng sau đó, cùng với em trai của tôi, giáo sư Barry Buzan, tôi đã nhanh chóng khám phá ra rằng Mind map là một "Swiss army knife" (tạm dịch: công cụ đa chức năng) cho bộ não và cũng có thể ứng dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của tư duy, bao gồm trí nhớ, suy nghĩ sáng tạo, lên kế hoạch, ra quyết định, truyền thông... Quyển sách về Mind map được viết hoàn toàn bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy.

* Sau khi hoàn thiện lý thuyết về phương pháp này, ông có dễ dàng phổ biến nó không?

- Đó thực sự là một cuộc chiến đầy cam go. Tôi còn nhớ trong một cuộc nói chuyện với các doanh nhân ở London về não bộ và sơ đồ tư duy, một doanh nhân đứng lên hỏi một câu hỏi rất lý thú nhưng rất quan trọng: "Những vấn đề liên quan tới bộ não rất thú vị, nhưng tôi chưa hình dung ra được bộ não thì liên hệ gì đến hoạt động kinh doanh?".

Tôi đã thẳng thắn trả lời rằng bằng cách khuyến khích tư duy bức xạ (radiant thinking) và diễn đạt nó bằng công cụ Mind map, chúng ta sẽ tận dụng được hết khả năng sáng tạo của chúng ta theo cách tự nhiên và dễ dàng; điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cho những nỗ lực khác. Đây là một kỹ thuật ghi chép đã và đang được sử dụng ở hầu hết các công ty như: IBM, Microsoft, General Motors, General Electric, Oracle, HSBC.

* Có phải tất cả mọi người đều có khả năng sử dụng được phương pháp của ông để khơi dậy tiềm năng sáng tạo?

- Bộ não mọi người đều có chức năng cao cấp hoạt động như nhau, nghĩa là mọi người đều có trí thông minh, tư duy và khả năng sáng tạo. Nhưng do những điều kiện giáo dưỡng khác nhau, họ chỉ sử dụng, phát triển một phần chức năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 123)