Bản đồ tư duy hóa các hoạt động của phòng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 122)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Bản đồ tư duy hóa các hoạt động của phòng

Tiện ích lớn nhất của bản đồ tư duy đó là dễ áp dụng và có thể áp dụng trong mọi việc để tìm ra giải pháp tốt nhất. Vì thế trong các công việc cũng nên áp dụng bản đồ tư duy. Khi đã quen với bản đồ tư duy thì không cần phải sử dụng dụng cụ để vẽ ra bản đồ nữa mà trong não bộ đã xuất hiện bản đồ và nó tự vẽ ra các ý chủ đạo và phân nhánh. Từ đó có thể tổng quan toàn bộ vấn đề và chọn ra giải pháp tốt nhất có thể. Có rất nhiều các công việc có thể lập thành bản đồ tư duy.

Đối với nhân viên lao động và tiền lương có thể lập bản đồ tư duy về thông tin của toàn bộ nhân viên hiện tại trong Công ty. Mỗi một phòng ban là

123

một bản đồ, trong đó, mỗi nhân viên là một nhánh chính, từ nhánh chính đó vẽ ra các đặc điểm, yếu tố mà nhân viên có như giới tính, độ tuổi, quê quán, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, điểm mạnh điểm yếu.... Như vậy, thay vì phải dùng đến một quyển với vài chục trang giấy để lưu lại thông tin nhân viên, giờ đây chỉ cần số trang giấy tương ứng với số phòng ban trong Công ty. Việc lên kế hoạch để tuyển dụng hay đào tạo, sắp xếp nhân viên, việc tính toán cân đối mức lương cũng nên được lập bản đồ tư duy.

Với nhân viên phụ trách hành chính lễ tân, có thể lập bản đồ tư duy về việc tổ chức cuộc họp cho lãnh đạo, việc sắp xếp văn phòng làm việc sao cho khoa học, hợp lý. Đối với trưởng phòng, các công việc như kế hoạch về nhân lực, kế hoạch đào tạo và phát triển, ổn định mô hình tổ chức, giải quyết các sự vụ trong ngày... Nên lập các bản đồ tư duy khác nhau để hình thành thói quen sử dụng bản đồ tư duy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)