Chương II: PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
II.2. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận tác phẩm văn xuôi 1. Giới thiệu chương trình và định hướng triển khai vấn đề
II.2.2. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận tác phẩm văn xuôi
Tác phẩm văn xuôi (tự sự, nghị luận) trước hết là một văn bản văn học, tác phẩm văn học. Cho nên việc cảm thụ, phân tích cũng cần tuân theo những yêu cầu, những phương pháp chung của bài phân tích tác phẩm văn học; cần tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của văn bản tác phẩm trong mối liên hệ với tác giả và thời đại. Khi phân tích có thể chia tách hoặc kết hợp hai mặt nội dung và nghệ thuật. Mặt khác, văn xuôi ngoài những đặc điểm chung của văn bản văn học còn có những đặc điểm riêng của thể loại. Do đó, phương pháp, kĩ năng làm bài phân tích văn bản văn xuôi cũng có những điểm khác biệt so với văn bản thơ và kịch.
* Khi tìm hiểu, phân tích văn bản văn xuôi, học sinh cần chú ý:
- Đối với tiểu thuyết và truyện ngắn:
. Thứ nhất: Phải nắm được nhân vật, cốt truyện và kết cấu. Nắm được các yếu tố đó sơ bộ có thể hiểu được ý nghĩa chung của tác phẩm và tư tưởng thái độ chung của tác giả. Có thể tự tóm tắt cốt truyện để kiểm tra việc hiểu đúng tác phẩm.
. Thứ hai: Phải phân tích được nhân vật, chú ý nắm bắt chi tiết về chân dung, hành động, ý nghĩ, ngôn từ của nhân vật; quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh và với các nhân vật khác. Các chi tiết vừa cho ta biết về nhân vật một cách cụ thể, sinh động, vừa là căn cứ để suy nghĩ về nhân vật.
. Thứ ba: Đọc kĩ lời kể của người kể chuyện. Qua cách xưng gọi, cách miêu tả, điểm nhìn trần thuật, các biện pháp tu từ có thể nắm bắt rất nhiều thông tin về tình cảm, thái độ, khuynh hướng thẩm mĩ và phong cách độc đáo của nhà văn.
- Đối với tùy bút:Nếu chỉ coi tuỳ bút như một cách viết, một kiểu bút pháp tự do, phóng túng đến mức lệch chuẩn, thường xuất hiện ở những ngòi bút tài hoa uyên bác - thì có phần đúng, nhưng chưa đủ. Trước hết, cần phải khằng định rằng:
tuỳ bút là một thể loại văn xuôi - thuôc thể kí - nhưng nó còn có những nét đặc trưng nghệ thuật riêng, không thể nhầm lẫn. Đây là thể loại trung gian, mang vẻ đẹp lưỡng hợp từ cả hai phương thức: tự sự và trữ tình.
. Thứ nhất: Tự do, phóng túng, không có luật lệ, quy phạm
. Thứ hai: Tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn. Sự hấp dẫn của tùy bút chính là sự hấp dẫn của cái tôi đó. Và cũng tùy theo cái tôi của tác giả mà tùy bút có loại thiên về triết lí, có loại thiên về thong tin khoa học, có loại thiên về mô tả phong cảnh, cũng có loại thuần túy trữ tình,…
- Đối với văn bản nghị luận: Do đặc trưng của văn bản nghị luận khác với văn xuôi tự sự nên học sinh cần chú ý các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận
. Thứ nhất: Phạm vi đề tài. Văn bản nghị luận là loại văn bản phổ biến trong đời sống. Khi cần trình bày một cách trực tiếp, mạch lạc, sâu sắc một tư tưởng, quan điểm, quan niệm nào đó trước cuộc sống, người ta thường dung nghị luận là phương thức biểu đạt chính. Vì vậy phạm vi đề tài rất rộng.
. Thứ hai: Văn bản nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgíc, của lí trí tỉnh táo.
Văn bản văn chương cũng sử dụng tư duy lôgíc nhưng là lôgíc của hư cấu tưởng tượng. Văn bản nghị luận ở một mức độ nhất định có sử dụng tưởng tượng nhưng không căn bản dựa vào trí tưởng tượng, hư cấu. Văn bản nghị luận trước hết là sản phẩm của tư duy lô gíc, của lí trí sắc bén và tỉnh táo, nhằm trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết một cỏch mạch lạc, sỏng rừ. Văn bản nghị luận thuyết phục người đọc ở tính đúng đắn, khách quan, sắc bén của lập luận.
Phân tích văn bản nghị luận phải chỉ ra được sự sâu sắc của tư tưởng, sự dũng cảm của ý chí, sự mạnh mẽ, kiên định của niềm tin và cái hay trong nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo của tác giả.
. Thứ ba: Lập luận và luận điểm trong văn bản nghị luận. nếu trong văn bản tự sự, nhân vật, cốt truyện, kết cấu,… là những yếu tố cơ bản (“xương sống”) thì trong văn bản nghị luận, luận điểm, luận cứ, luận chứng là những yếu tố cơ bản làm nên tác phẩm. Đánh giá cái hay, sức thuyết phục và sự thành công của văn bản nghị luận phải phân tích, đánh giá được mức độ chặt chẽ, sắc bén của lập luận và sự hợp lí của các cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn.
. Thứ tư: Bố cục, kết cấu. Văn bản nghị luận có bố cục ba phần (mở đầu - nội dung chính - kết luận). Kết cấu được triển khai theo hệ thống luận điểm, luận cứ, trình tự lập luận.
* Trong một tác phẩm văn xuôi có rất nhiều vấn đề cần bàn bạc, có nghĩa là sẽ có nhiều vấn đề mà người ra đề có thể đặt câu hỏi. Nhưng qua việc khảo sát các kiểu, dạng đề thi tốt nghiệp, đại học về văn bản văn xuôi trong 5 năm trở lại đây, chúng tôi nhận thấy có thể chia thành 2 dạng bài cơ bản như sau:
- Một là: Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi.
- Hai là: Nghị luận về nhân vật, hình tượng trong tác phẩm văn xuôi Mỗi dạng bài này lại có phương pháp, kĩ năng làm bài riêng.
(Ngoài ra, trong văn xuôi còn có dạng đề so sánh: tác phẩm, đoạn trích, đoạn văn, hình tượng, nhân vật, cảnh, chi tiết,… nhưng đề tài sẽ chuyển thành một mảng riêng để có điều kiện nghiên cứu kĩ hơn về dạng đề này. Vì đây là dạng bài được quan tâm trong các kì thi Đại học những năm gần đây)
a. Dạng đề nghị luận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Cảm thụ, phân tích một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi là bàn luận về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi. Đối tượng nghị luận là một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn xuôi. Để đáp ứng dạng đề này, học sinh cần có những hiểu biết nhất định về đặc trưng thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút,…). Trong đó, mỗi thể loại có cách thức thể hiện riêng.
a.1. Dạng đề nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi không có định hướng
* Mục đích của người ra đề:
- Người ra đề muốn bao quát toàn bộ giá trị của tác phẩm hoặc đoạn trích.
Nhưng dạng đề này chỉ phù hợp với những tác phẩm ngắn, đoạn trích hoặc một đoạn văn cụ thể. Đặc biệt tác phẩm không quá phức tạp và nhiều vấn đề. Qua khảo sát các đề thi Tốt nghiệp THPT và Đại học - Cao đẳng thì dạng đề này hầu như ít sử dụng, nhưng lại khá phổ biến với những đề thi học sinh giỏi song thường gắn với một vấn đề lí luận văn học (dạng đề nghị luận về một hoặc nhiều tác phẩm văn học gắn với kiến thức lí luận sẽ có mảng riêng ở phần sau). Đây là dạng đề gần với đề mở (hoặc đã là đề mở một phần), theo xu thế chung hiện nay thì trong một thời gian không xa dạng đề không định hướng sẽ trở nên phổ biến để phát triển khả năng tự cảm thụ, sáng tạo trong khai thác tác phẩm và biết cách thẩm định những tác phẩm mới của học sinh.
- Yêu cầu người dạy không chỉ có ý thức trang bị cho học sinh đầy đủ kiến thức của tác phẩm mà còn phải biết cách hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm, đoạn trích để khi làm bài không lúng túng trong triển khai và giải quyết vấn đề. Và học sinh phải nhận thức đầy đủ các giá trị có thực của một tác phẩm cụ thể.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Bởi vì các tác phẩm được đưa vào chương trình học đều là những sáng tác tiêu biểu của những tác giả đại diện cho một giai đoạn hoặc một trào lưu, khuynh hướng văn học. Ở dạng đề này chủ yếu đòi hỏi học sinh thuộc bài, hiểu và tập hợp được ý kiến của người khác rồi trình bày theo cách của mình để đáp ứng yêu cầu của đề bài. Với những tác phẩm quen thuộc, nổi tiếng thì lại có nhiều bài viết hay của các nhà nghiên cứu, phê bình, các em lại được học kĩ trên lớp. Đối với học sinh trung bình khá, thậm chí khá cũng khó đưa ra được những kiến giải mới. Nên chủ yếu là kiểm tra mức độ nắm tác phẩm và cách trình bày ý, diễn đạt.
- Tìm kiếm những học sinh có tìm tòi, phát hiện và nêu ra được những ý của riêng mình. Khi trên đề bài không có định hướng yêu cầu người viết phải tuân theo thì các em sẽ có điều kiện bộc lộ những kiến giải riêng, thậm chí có thể tìm thấy những cái độc đáo, mới mẻ trong một tác phẩm quen thuộc. Đó cũng chính là tiền
đề giúp các em phát huy khả năng để khám phá, phát hiện, cảm thụ những tác phẩm hoàn toàn mới, ngoài chương trình. Đối với học sinh giỏi văn thì dạng đề này giúp giáo viên thẩm định được tài năng đích thực của các em.
* Những thuận lợi và khó khăn đối với học sinh:
Đối với dạng đề nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi không có định hướng rừ ràng về kiến thức, nội dung đưa ra chỉ là những yờu cầu mang tớnh khỏi quát, học sinh sẽ có được những thuận lợi và gặp một số khó khăn sau:
- Về thuận lợi: được tự do bàn luận về mọi bình diện của tác phẩm, được trình bày những suy nghĩ chủ quan của mình và có thể xoáy sâu vào những phương diện mà mình cho là thành công nhất của tác phẩm, đoạn trích. Tất nhiên vẫn phải làm nổi bật được hai phương diện của tác phẩm, đoạn trích: nội dung, nghệ thuật.
- Về khó khăn: lúng túng trong việc lập ý, kể chuyện, khai triển bài viết có thể trựng lặp, chồng chộo kiến thức. Sẽ cú học sinh khụng xỏc định rừ được tiến trỡnh bài làm, hai phương diện (nội dung và hình thức) của tác phẩm không liên kết chặt chẽ...
* Từ những khó khăn sẽ khiến học sinh thường mắc phải những lỗi cơ bản sau:
- Diễn xuôi nội dung tác phẩm: Lỗi này thể hiện ở chỗ, người viết chỉ đơn giản kể lại cốt truyện, tóm tắt cốt truyện và coi đó là đã phân tích tác phẩm. Lỗi này rất phổ biến trong các bài làm của học sinh khi đề yêu cầu nghị luận tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Thậm chí có nhiều học sinh do nắm tác phẩm không chắc còn nhầm lẫn chi tiết, nhầm lẫn từ tác phẩm này sang tác phẩm kia...
Ví dụ những đoạn văn của học sinh thi Đại học các năm gần đây:
"Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - PV) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)… Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945".
"Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!) Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…".
Tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: "Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…".
Nếu không có trí tưởng tượng phong phú, thì thí sinh không thể miêu tả được như thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh
dậy là anh tìm súng. "Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà". Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”.
(Trích: Những câu văn… “cười ra nước mắt” - Báo Giáo dục Việt Nam, http://giao duc.net.vn ) - Tách rời nội dung với nghệ thuật, không thấy sự gắn bó giữa chúng: Lỗi này thường thể hiện trong bài làm của học sinh ở chỗ người viết tập trung phân tích, trình bày nội dung tác phẩm, gần kết bài mới nói qua vài nét về nghệ thuật. Và nghệ thuật cũng không ăn nhập gì với nội dung ở trên, rất chung chung, đúng với mọi tác phẩm. Ví dụ: tác phẩm đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ phong phú, hệ thống nhân vật điển hình,...
- Suy diễn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách gượng ép, cứng nhắc, dung tục: Suy diễn cứng nhắc, dung tục về nội dung tác phẩm nghĩa là gán cho tác phẩm những ý nghĩa, nội dung mà nó không có. Khi viết, học sinh thường ca ngợi thái quá, tình cảm giả tạo: nhà văn nào cũng lỗi lạc, vĩ đại, tác phẩm nào cũng sâu sắc, tầm vóc thời đại,... Suy diễn về nghệ thuật, những hình thức nghệ thuật bình thường, quen thuộc thì cho là độc đáo, đặc sắc,... khiến cho bài viết gượng gạo, giả tạo, thiếu tính truyền cảm và tính thuyết phục.
Mỗi tác phẩm có những thành công và đóng góp khác nhau, khi bình giá, phân tích phải bám sát văn bản, nắm được nội dung và có kĩ năng trình bày, dẫn dắt người đọc để nhận ra những tư tưởng mới mẻ, những hình thức nghệ thuật độc đáo.
* Khắc phục những hạn chế nêu trên, học sinh cần phải:
- Nắm vững kiến thức tác phẩm
- Nắm vững kĩ năng, phương pháp về kiểu bài - Rèn luyện khả năng hành văn, diễn đạt, trình bày
* Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi không theo định hướng
A. Mở bài:
Có nhiều cách mở bài (trong SGK Ngữ văn 12, tập hai, 2008, có bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận; trong sách Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai, 2008 có bài Mở bài) và học sinh có thể tự chọn cho mình một cách mở bài phù hợp. Nhưng với dạng đề nghị luận về tác phẩm, đoạn trích không định hướng thì trong phần mở bài cần thiết phải có các đơn vị kiến thức sau để đảm bảo yêu cầu thông báo một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận:
- Đối với đề bài yêu cầu nghị luận toàn bộ tác phẩm:
+ Dẫn dắt: Giới thiệu được về tác giả ở những nét chính về cuộc đời và văn phong có ảnh hưởng đến tác phẩm.
+ Nêu vấn đề: Khái quát những giá trị cơ bản của tác phẩm được bàn luận (nhấn vào những khía cạnh trọng tâm mà mình sẽ triển khai ở phần thân bài).
- Đối với đề bài yêu cầu nghị luận về một đoạn trích:
+ Dẫn dắt: Giới thiệu về tác phẩm
+ Nêu vấn đề: Nêu vị trí và nội dung cơ bản của trích đoạn.
Ví dụ:
Đề 1: Sức hấp dẫn từ truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
(sưu tầm) Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề thi Đại học - Cao đẳng năm 2007, khối C) - Mở bài cho đề 1:
+ Dẫn dắt: Giới thiệu về tác giả Thạch Lam ở hai khía cạnh: đặc điểm con người, phong cách sáng tác. (Vì: yếu tố cá nhân con người nhà văn ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương, đối với nhà văn lớn sẽ tạo thành phong cách nghệ thuật và nét phong cách riêng, độc đáo sẽ làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm).
+ Nêu vấn đề: Tác phẩm Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam (hướng khai thác đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lựa chọn tình huống, cách kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu) và chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm cũng như tên tuổi của ông.
- Mở bài cho đề 2: (theo đúng đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
+ Giới thiệu về tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là một tùy bút đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích: Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một biểu tượng của Huế (đặc biệt là đoạn từ thượng nguồn về thành phố).
B. Thân bài: (khai triển ý chung cho cả đề về tác phẩm và đề về đoạn trích) Đặc điểm của quá trình đọc - hiểu văn bản văn xuôi trên lớp là giáo viên có thể căn cứ vào từng tác phẩm mà đề xuất khai thác theo lối “cắt ngang” tác phẩm (tức đi theo các đoạn, cảnh,...), hoặc theo lối “bổ dọc” (tức đi theo hệ thống ý). Có thể khảo sát ở các tác phẩm cụ thể như sau:
Tác phẩm Cắt ngang Bổ dọc
Hai đứa trẻ TP xây dựng được ba bức tranh liên hoàn, làm thành ba phần, ba cảnh:
+ Phố huyện lúc hoàng hôn + Phố huyện trong đêm tối + Phố huyện về khuya khi
đoàn tàu đi qua
Tâm trạng nhân vật Liên
Chữ người tử tù
Cảnh cho chữ Nhân vật Huấn Cao
Nhân vật Quản ngục ĐT: Hạnh
phúc của một tang gia
- Cái chết của cụ Tổ
- Niềm hạnh phúc của tang gia - Cảnh đám tang