Chương II: PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
II.1. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ 1. Khái quát chung về kiểu bài
II.1.2. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ
Tìm hiểu các kiểu, dạng đề thi tốt nghiệp, đại học về văn bản thơ, chúng tôi nhận thấy có thể chia thành 2 dạng bài như sau:
- Một là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ thuần tuý (không theo định hướng)
- Hai là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ theo định hướng Mỗi dạng bài này lại có phương pháp, kĩ năng làm bài riêng.
a. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ thuần túy
* Về lí thuyết, đây là dạng bài mà học sinh được tự do phát biểu cảm nhận của mình về tác phẩm, tự do lựa chọn các yếu tố, các bình diện của văn bản để phân tích theo suy nghĩ chủ quan của người viết. Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì cũng cần làm nổi bật được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. Với thang điểm 5, đề thi thường yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm đối với những bài thơ ngắn, còn đối với những bài thơ dài thường chỉ hỏi một đoạn thơ. Về cơ bản, phương pháp chung làm kiểu bài này cần tuân thủ theo trình tự sau:
a.1. Mở bài:
Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, có thể chọn cách mở bài gián tiếp. Tuy nhiên kinh nghiệm làm bài cho thấy: cách mở bài nhanh, tiết kiệm
thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả là mở bài trực tiếp. Đây cũng là cách mở bài thường thấy trong các đáp án của Bộ giáo dục đào tạo.
- Dẫn dắt vào đề: giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm (thường nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ)
- Nêu vấn đề:
+ Nếu đề yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm thì khái quát đặc sắc nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Nếu đề chỉ yêu cầu phân tích một đoạn thơ thì nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích đó.
a.2. Thân bài: có thể triển khai theo hai cách sau:
- Cắt ngang theo bố cục tác phẩm: lần lượt phân tích từng khổ thơ, đạn thơ; ở mỗi phần cần làm rừ những nột đắc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cỏi hay, cái đẹp của văn bản thơ.
- Bổ dọc: phân tích đoạn thơ, bài thơ theo 2 bình diện cơ bản là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
a.3. Kết bài:
- Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của đoạn thơ đối với chỉnh thể tác phẩm, của bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học.
- Khái quát về phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua tác phẩm.
* Dạng bài này lại có nhiều cách hỏi với những yêu cầu khác nhau:
- Phân tích bài thơ (đoạn thơ)
Ví dụ: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - Cảm nhận về bài thơ (đoạn thơ)
Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
- Cảm nhận nét đặc sắc của bài (đoạn thơ)
Ví dụ: Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non , nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ba cách hỏi này có yêu cầu chung là: cảm thụ, phân tích, lí giải những nét đặc sắc, giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Tuy nhiên, yêu cầu phân tích và cảm nhận vẫn có sự khác biệt: phân tích là sự lí giải nghiêng nhiều về yếu tố khách quan tác phẩm còn cảm nhận lại nghiêng nhiều về yếu tố chủ quan của người viết.
b. Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ theo định hướng (thường được nêu lên trong đề bài)
* Đây là dạng bài yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một cách linh hoạt. Người viết không chỉ phân tích thuần tuý văn bản tác phẩm mà còn biết gắn việc phõn tớch ấy vào định hướng của đề bài, qua phõn tớch mà làm rừ vấn đề được nêu. Dạng đề này thường hỏi với một đoạn thơ hoặc toàn bộ văn bản bài thơ (có khi là tác phẩm dài), do đó học sinh không thể sa đà phân tích miên man, thuần tuý từ đầu đến cuối tác phẩm mà cần bám sát vào yêu cầu của đề; ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn được những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu nhất, phù hợp nhất để phục vụ tốt nhất cho định hướng của đề bài. Định hướng này đã được nêu rừ, gợi dẫn trong đề bài (cú thể dưới dạng một ý kiến, nhận định) hoặc cú khi người viết phải tự tìm dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình. Về cơ bản, có thể triển khai bài viết theo trình tự sau:
b.1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu luận đề của đề bài. Nếu đề có ý kiến, nhận định thì cần trích dẫn ý kiến, nhận định đó.
b.2. Thân bài: có thể triển khai theo 2 cách:
- Một là: phân tích tác phẩm trước, trên cơ sở đó khái quát, bàn luận về luận đề được nêu trong đề bài.
- Hai là: dựa vào những gợi ý của đề bài và kiến thức đã học, chia tách vấn đề cần giải quyết thành các luận điểm và lần lượt triển khai từng luận điểm đó bằng
những luận cứ phù hợp. Ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn những câu thơ, những dẫn chứng tiêu biểu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
* Lưu ý: nếu vấn đề cần làm sáng tỏ trong đề bài được nêu dưới hình thức một ý kiến, nhận định thỡ cần giải thớch rừ nhận định; trờn cơ sở đú mà tỡm được luận đề cũng như hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết.
b.3. Kết bài:
Tổng kết, đánh giá về vấn đề đã triển khai trong bài viết, nêu ảnh hưởng, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm.
* Định hướng ở dạng đề này lại có thể phân loại thành những kiểu nhỏ:
- Những định hướng về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, hình tượng, một khía cạnh nội dung...
- Những định hướng về nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật, đặc sắc về phong cách tác giả được thể hiện qua bài thơ, đoạn thơ...
- Những định hướng về giá trị, vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ.
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối. Trong một số trường hợp sự chia tỏch thành hai phương diện này khụng phải lỳc nào cũng rừ ràng, rành rẽ.
II.1.3. Luyện tập