Luyện tập a. Các đề luyện tập

Một phần của tài liệu nghiên cứu, biên soạn tài liệu về phương pháp, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học thpt bac giang (Trang 37 - 48)

Chương II: PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

II.1. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ 1. Khái quát chung về kiểu bài

II.1.3. Luyện tập a. Các đề luyện tập

a.1. Cảm thụ, phân tích văn bản thơ thuần túy

Với các đề luyện tập thuộc dạng này, cách hỏi thường là:

- Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau) - Phân tích đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau)

- Cảm nhận của anh/chị về nét đặc sắc của đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau) a.2. Cảm thụ, phân tích văn bản thơ theo định hướng

* Đề bài có định hướng về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, hình tượng, một khía cạnh nội dung...

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cái tôi Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.

Đề 2: Bàn về thơ Xuân Diệu, có ý kiến cho rằng:

Lầu thơ ông dựng trên đất của một tấm lòng trần gian.

Qua việc cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề 3: Có ý kiến cho rằng:

Vội vàng là một bản tuyên ngôn nghệ thuật bằng thơ, trình bày cả một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng.

Anh/chị hiểu điều đó như thế nào qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?

Đề 4: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu có viết: Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, tổ quốc.

Bằng cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tràng giang, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 5: Trong Thư gửi Trọng Miên (1937), Hàn Mặc Tử viết:

Thơ bao giờ cũng tại tâm chứ không tại cảnh. Thiên nhiên như hòa lẫn vào những trạng thái của cảm xúc và những hình ảnh của tâm hồn thi sĩ. Cảm xúc đó bàng bạc trong mỗi câu thơ và người đọc như lạc vào thế giới mơ hồ, huyền ảo của cảm xúc, hương thơm, màu sắc và ánh sáng.

Qua việc cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề 6: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng tương tư của chàng trai trong bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính)

Đề 7: Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

Đề 8: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)

Đề 9: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).

Đề 10: Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

Đề 11: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

Đề 12: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đề 13: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đề 14: Hình tượng G.Lorca trong bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo).

Đề 15: Tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 16: Tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với G. Lorca qua bài thơ Đàn ghita của Lorca...

* Đề bài có định hướng về nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật, đặc sắc về phong cách tác giả được thể hiện qua bài thơ, đoạn thơ...

Đề 1: Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh.

Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian: chất Xuân Diệu, phong cách thơ ông là ở đó.

(Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, NXB Giáo dục 1997, tr.55)

Từ cảm nhận của anh/chị về bài thơ Vội vàng, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 2: Phân tích nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghita của Lorca...

* Đề bài có định hướng về giá trị, vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ.

Đề 1: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu có viết: Bài thơ này hầu như trở thành cổ điển của một nhà Thơ mới

Từ cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tràng giang, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 2: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).

Đề 3: Những cảm nhận và cách thể hiện mới về đất nước trong đoạn trích Đất nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 4: Những sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghita của Lorca...

b. Gợi ý làm bài (một số đề tiêu biểu)

b.1. Cảm thụ, phân tích văn bản thơ thuần túy

Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Vội vàng là áng thơ tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn của Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, đắm say.

- Vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Đây là đoạn thơ kết của tác phẩm diễn tả những cảm xúc mãnh liệt, những ham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt, vồ vập của nhà thơ. Đó là cả một cuộc tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống. Chỉ như thế, Xuân Diệu mới phô diễn được lòng ham sống, khát vọng sống sung mãn của mình:

Ta muốn ôm…

* Thân bài:

- Giữa những câu thơ dài đột ngột xem vào một câu thơ rất ngắn chỉ có ba chữ: Ta muốn ôm. Câu thơ như ngắt quãng cả đoạn thơ gợi cho người đọc liên tưởng đến vòng tay đang quấn riết, níu giữ, bao trùm lên tất cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, non tơ của nhà thơ.

- Đại từ ta thay cho tôi ở đầu bài có giá trị tạo nên cùng nhịp điệu thơ một sự sống cuồng nhiệt. Nếu tôi hãy còn là đơn lẻ thì ta là cả một sự vồ vập, một sự thiết tha giao hòa mãnh liệt của tất cả thiên nhiên, con người và tình yêu. Một đoạn thơ ngắn mà có tới năm từ ta muốn được điệp đến năm lần và mỗi lần điệp lai đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương, mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng nàn hơn: ôm, riết, say, thâu, cắn, đã nói lên được cái ham muốn, khát thèm, hăm hở đến cuồng nhiệt của thi nhân. Tình yêu cuộc sống và khát khao tận hưởng thanh sắc, hương vị cuộc đời cứ tăng dần theo từng từ: ôm (nằm trọn trong vòng tay), riết (ghì chặt hơn), say (sự ngây ngất đến bất tỉnh nhưng vẫn chưa thỏa lòng) đến thâu (thu hết tất cả để có sự hòa nhập làm một). Phép liệt kê ở đây đã biểu hiện một tình yêu cuộc sống dồn nén đến căng đầy, dâng tràn, đúng như Xuân Diệu đã viết:

Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan

Sống như vậy là để được giao cảm, để cảm nhận được tất cả những gì đáng yêu đáng quí của thiên nhiên, của cuộc sống con người. Và cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ ca Việt Nam: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. Trong cảm nhận của nhà thơ, mùa xuân hiện lên sống động như có hình, có dáng, có hồn, có sắc. Mùa xuân như môi, như má của người thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Cuộc đời trần thế bày ra như một bữa tiệc với tất cả hình ảnh của cuộc sống tươi non, đầy hương sắc đã được nhân hóa để

trở thành con người như có da thịt để nhà thơ được vồ vập, yêu đến no nê, đã đầy, chếnh choáng, để tận hưởng hết giá trị, cái đẹp của cuộc sống.

- Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: mới từ điệu tâm hồn, cách cảm, cách nghĩ đến cách dùng từ, đặt câu. Trong bài thơ, ngay cả liên từ có vẻ thừa thãi, không thể có đối với thi pháp trung đại nhưng thực ra, nó đã thể hiện được một cỏch đậm nột cỏi tụi Xuõn Diệu. Nú làm nổi rừ cỏi cảm xỳc tham lam, ham hố đang trào lên mãnh liệt trong trái tim yêu đời của thi sĩ. Ngay câu thơ Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi mới đọc, tưởng như một câu văn xuôi tầm thường nhưng thực ra lại rất thơ. Điệp từ cho với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh cái cấp độ, khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Và cùng với một loạt các từ láy: chếnh choáng, đã đầy, no nê… nhà thơ còn gợi cho ta cảm tưởng thế giới này được bày ra như một bữa tiệc lớn với nhiều thực đơn đầy của ngon vật lạ và thi sĩ là một thực khách đang trong trạng thái thèm khát đến cháy bỏng.

* Kết bài:

Bởi thế giới đẹp như một thiên đường, bởi không thể tắt nắng hay buộc gió, bởi cuộc đời ngắn ngủi, thời gian trôi đi không trở lại, cho nên phải vội vàng lên, phải sống cao độ từng giây phút của tuổi xuân. Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng, và như thế, vội vàng là cách đến với hạnh phúc và là chính hạnh phúc.

Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng dọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc, tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Thông qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa người đi và kẻ ở trong ngày chiến thắng, bài thơ đã thể hiện niềm nhớ thương và tình cảm đằm thắm, sắt son của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với

Đảng và Bác Hồ, đồng thời cũng bộc lộ tình cảm của cán bộ kháng chiến với thiên

nhiên núi rừng và con người Việt Bắc.

- Nêu vị trí và nội dung đoạn trích:

Đoạn thơ là nỗi nhớ những hoa cùng người của người ra đi, là bức tranh tứ bình đẹp đẽ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

* Thân bài:

- 2 câu đầu: giới thiệu cảm xúc chung của đoạn thơ.

Tác giả vẫn tiếp tục lối xưng hô mình - ta. Lời người về như lời người con trai ướm hỏi người con gái ở lại, ý tứ chân thành, giọng điệu tha thiết, đắm say. Từ nhớ được điệp lại hai lần trong hai câu thơ chia đều cho cả người về, kẻ ở. Nhớ nhất, lưu luyến nhất là hoa cùng người. Hoa là một hoán dụ cũng là một so sánh tượng trưng cho thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp để cân xứng với con người là hoa của đất.

Hoa và người là hai hình ảnh đồng hiện, soi chiếu vào nhau, gắn bó với nhau làm cho bức tranh Việt Bắc thêm sinh động, giàu sức sống.

- 8 câu sau: là sự cụ thể hoá nỗi nhớ, vẽ lên một bức tranh tứ bình về cảnh bốn mùa giàu chất tạo hình, cấu trúc cân đối, hài hòa.

. Bức tranh mùa đông:

+ Thiên nhiên: màu đỏ tươi của hoa chuối nổi bật trên nền màu xanh trầm tĩnh của rừng già như làm bừng sỏng cả thiờn nhiờn, làm cho bức tranh trở nờn tươi sỏng, ấm ỏp như tiềm ẩn một sức sống, xua tan cái hoang sơ, lạnh giá, hiu hắt của rừng.

+ Con người: lên núi làm nương, phát rẫy; con người trong cuộc sống lao

động hàng ngày thật bình dị và cao đẹp. Con người như tụ điểm của ỏnh sỏng. Con ngưêi cũng đã xuất hiện ở một vị trí, tư thế đẹp nhất: đứng trên đỉnh đèo cao. Đó là cái tư thế đầy kiêu hãnh và vững chãi của con người làm chủ giữa núi và nắng, giữa đèo cao mênh mông và rừng xanh bao la.

. Bức tranh mùa xuân:

+ Thiên nhiên: bao trùm là màu trắng dịu dàng, thanh khiết của hoa mơ. Hai chữ trắng rừng được viết theo phép đảo ngữ. Từ trắng được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh: màu trắng dường như lấn át tất cả màu xanh của lá. Sắc trắng của hoa mơ nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc mùa xuân.

+ Con người: cần mẫn, cẩn trọng, tài hoa đan nên những chiếc nón gửi tặng bộ đội. Hỡnh ảnh thơ đó núi lờn được bàn tay khộo lộo, nhanh nhẹn và phẩm chất kiên nhẫn, tần tảo của con người Việt Bắc.

. Bức tranh mùa hè:

+ Thiên nhiên: cú thờm âm thanh ngân vang của tiếng ve gọi hè làm cho rừng phách chuyển sang màu vàng rực rỡ. Động từ đổ thật chớnh xỏc và tinh tế vừa nhấn mạnh sự chuyển đổi đột ngột mau lẹ, vừa gợi lên những trận mưa hoa vàng rừng phách mỗi khi có trận gió thổi qua. Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho cái nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran cũng trở nên óng vàng hơn. Đây là bức tranh sơn mài long lanh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.

+ Con người: hình ảnh cô gái cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến. Cô gái hỏi măng một mỡnh nhưng khụng hề gợi ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt mà trái lại rất trữ tình, gần gũi, thân thương, tha thiết.

. Bức tranh mùa thu:

+ Thiên nhiên: cảnh ánh trăng huyền ảo, lung linh, dịu mát chiếu sáng không khí thanh bình nơi chiến khu. Cõu thơ gợi lờn một hỡnh ảnh thực mà huyền ảo: ánh trăng rọi qua vòm lá, vẽ lên trên mặt đất một tấm thảm hoa trăng. Trăng dọi hòa bình là ánh trăng chiếu sáng không khí thanh bình ở Việt Bắc. Tố Hữu tả cảnh trăng rừng mà không vắng lặng, lạnh lẽo, trái lại gợi lên không khí rạo rực, rộn ràng, đắm say.

+ Con người: cất cao tiếng hát ân tình thuỷ chung Cõu thơ gợi nỗi nhớ tưởng như mơ hồ nhưng thực ra lại vô cùng da diết. Đại từ phiếm chỉ ai gợi được ấn tượng về tất cả những người dân Việt Bắc sống ân tình thủy chung, hi sinh quên mình cho cách mạng.

* Kết bài:

Ở bộ tranh tứ bình này, mỗi bức tranh có một nét đẹp riêng nhưng đồng thời hợp lờn vẻ đẹp chung của thiờn nhiờn và con người Việt Bắc. Bức tranh bốn mựa này in rừ dấu ấn của tấm lòng nhà thơ: nhớ nhung, yêu thương da diết với Việt Bắc. Tấm lòng ấy được ngân lên dưới hình thức những câu thơ lục bát nhịp nhàng, cân đối như khúc hát ru ngọt ngào, sâu lắng.

Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong trích đoạn Đất nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất nước có từ ngày đó...

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mĩ, thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Thuộc chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, đoạn trích Đất Nước là những cảm nhận và suy ngẫm sâu sắc, mới mẻ về đất nước, về nhân dân của tác giả.

- Nêu vị trí và nội dung đoạn trích:

9 câu thơ đầu của đoạn trích là lời khẳng định: đất nước đã có từ rất lâu đời.

* Thân bài:

- 9 dòng thơ trả lời cho câu hỏi: đất nước có tự bao giờ? Tương ứng với câu hỏi đó, nhà thơ sử dụng một loạt những trạng ngữ để phiếm định thời điểm bắt đầulớn lên của đất nước:

. Đất nước có từ trước khi ta ra đời gắn với những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể. Đất nước là nhịp điêu ngàn đời của lời mở đầu cổ tích, đưa ta về với hiện thực trong mơ ước.

. Đất nước còn bắt đầu với miếng trầu của bà gợi nhắc truyện cổ tích Trầu cau, cắt nghĩa một phong tục tập quán rất đẹp và rất riêng của người Việt.

. Đất nước lớn lờn bằng sự nghiệp chiến đấu hi sinh bảo vệ bờ cừi khi dõn mình biết trồng tre mà đánh giặc. Câu thơ lấy ý từ câu ca dao Thù này ắt hẳn còn lâu. Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què hoặc lấy ý từ sự tích Thánh Gióng nhổ te ngà đánh giặc Ân, nêu bật truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước, giữ nước.

. Đất nước còn gắn với những phong tục tập quán quen thuộc (tóc mẹ bới sau đầu), với những gì thân thuộc nhất (cái kèo, cái cột trong nhà), gắn với nghĩa tình thuỷ chung của cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Câu thơ lấy ý từ câu ca dao Tay nâng chén muối đĩa gừng. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau, gợi nghĩa tình mặn mòi, cùng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay, sướng khổ…

. Đất nước còn lớn lên bởi sự lao động cần cù, lam lũ của con người Việt Nam. Những công đoạn để làm ra hạt gạo đã nói lên sự vất vả nhọc công của người lao động.

Như vậy, khi cắt nghĩa cội nguồn sâu xa, lí giải về sự hình thành đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không kể tên các triều đại vua chúa, những anh hùng tướng tá, những văn nhân mà viện dẫn trong thơ mình những gì thân thuộc ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia đình, để thấy đất nước không phải là khái niệm chung chung, trìu tượng mà là những gì rất gần gũi, bình dị, thân thiết, ai cũng có thể cảm nhận được. Đất nước là những gì đâng tồn tại xung quanh ta, là hạt gạo ta ăn, là ngụi nhà ta ở, cõy lỳa trờn đồng, hàng tre trước ngừ. Đất nước là vị mặn mòi trong hạt muối, vị cay trong miếng gừng, là gian khó nhọc nhằn của cha mẹ ta…Đất nước có từ ngày đó nghĩa là từ cái ngày con người Việt Nam tạo dựng cuộc sống trên dải đất này, dựng nhà, sửa cửa, đổ mồ hôi xương máu để thiết lập nên cuộc sống. Rừ ràng, đất nước xa xưa nhưng khụng xa vời. Đất nước xa xưa bởi khi mỗi người sinh ra đất nước đã có rồi, nhưng đất nước không xa vời bởi đất nước có mặt ở quanh ta trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhạn về đất nước theo một quan hệ ruột thịt, thân thuộc.

- Trong một đoạn thơ ngắn, tác giả đã vận dụng những chất liệu của văn học dân gian để nói về đất nước. Cách cảm nhận và thể hiện về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm khác xa với cách nói thông thường đã quá cũ mòn (đất nước bốn nghìn năm),cũng khác với cách nói của nhà sử học (nói bằng cứ liệu số liệu, mốc thời

Một phần của tài liệu nghiên cứu, biên soạn tài liệu về phương pháp, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học thpt bac giang (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)