a. Giới thiệu chung về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề có nội dung bàn bạc về một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Ngoài những nét tương đồng với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (cùng bàn đến những vấn đề xã hội, cùng sử dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...), kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có những nét khác biệt cần lưu ý:
Từ một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, người viết phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức để bàn bạc, đánh giá…
Những vấn đề, hiện tượng của đời sống rất phong phú, nhưng vấn đề đưa ra bàn bạc phải sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh và mang tính thời sự cấp thiết:
- Vấn đề an toàn giao thông.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
- Nạn bạo hành trong gia đình.
- Bạo lực học đường.
- Hiện tượng chảy máu chất xám.
- Đại dịch HIV/AIDS.
- Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn.
- Di chứng chất độc màu da cam.
- Trẻ em lang thang cơ nhỡ.
- Văn hoá đọc.
- Văn hoá ứng xử.
- Phong cách ăn mặc thời trang.
- Bệnh vô cảm.
- Internet và game…
Như vậy, phạm vi đề tài của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng, hơn nữa trước mỗi vấn đề lại có thể có nhiều cách hỏi khác nhau. Chẳng hạn từ hiện tượng tai nạn giao thông có thể có nhiều cách hỏi:
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tan nạn giao thông.
- Tai nạn giao thông đang là vấn đề của xã hội, mỗi công dân cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- Tại sao nói: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà?...
Cách hỏi khác nhau, nhưng cùng chung vấn đề đưa ra bàn luận đó là vấn đề tai nạn giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn nạn của xã hội.
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế được tích luỹ trong quá trình học tập, quan sát trải nghiệm của bản thân, đặc biệt vốn kiến thức tiếp thu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ sách báo. Chẳng hạn muốn bài luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường, học sinh cần biết: thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm ra sao, có những kiến thức thực tế về môi trường bị ô nhiễm; hay khi bàn nghị luận về vấn đề an toàn giao thụng người viết cần hiểu rừ thực trạng về tai nạn giao thụng, nắm bắt được những thông tin mang tính thời sự của hiện tượng. Đồng thời có những dẫn chứng và số liệu cụ thể để chứng tỏ sự hiểu biết của mình về vấn đề (Ví dụ theo thống kê của báo điện tử nguoidaibieu.com.vn: Sông Cầu tiếp nhận thêm 180000 tấn phân hoá học, 15000 tấn thuốc trừ sâu; theo Báo Lao động điện tử, từ ngày 30 đến mùng 6 Tết Canh Dần, cả nước xảy ra hơn 400 vụ tai nạn giao thông…)
b. Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống b1. Loại 1: Đề bài có hiện tượng đời sống được đặt ra trực tiếp
* Khái quát
Cũng giống như kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý được đặt ra trực tiếp, ở loại đề này người viết cũng có thể xác định được ngay hiện tượng đời sống cần bàn luận. Sau đó tiến hành giải thích và bàn luận về hiện tượng.
Trong bài làm, người viết cần: nờu rừ hiện tượng, phõn tớch cỏc mặt đỳng – sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. Cho nên, cấu trúc chung về nội dung thường là:
- Thực trạng của hiện tượng.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
- Hậu quả hiện tượng gây ra.
- Giải pháp để khắc phục.
Dựa trên cấu trúc đó học sinh xây dựng luận điểm, biết cách lập luận, xây dựng mối liên hệ lô gích giữa luận điểm với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
* Dàn ý cơ bản
Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung.
Thân bài:
- Giải thích hiện tượng được đưa ra (chảy máu chất xám, hiến máu nhân đạo, nạn nhân chất độc da cam, bạo lực gia đình…)
- Phân tích hiện tượng:
+ Thực trạng (dẫn chứng) + Nguyên nhân.
+ Hậu quả (dẫn chứng).
+ Đưa ra giải pháp khắc phục.
Kết bài:
- Khẳng định những mặt tích cực của vấn đề đối với xã hội, với cộng đồng;
phủ định những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến đời sống văn minh, tiến bộ. - - Trách nhiệm của mỗi người, liên hệ bản thân.
* Ví dụ
Ví dụ 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay?
Xác định yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu về nội dung: Đề bài bàn về mối quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện nay, phê phán thái độ vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại,… Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm và đang là một căn bệnh của xã hội: bệnh vô cảm
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh và các phương thức biểu đạt.
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong văn chương Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
- Một xã hội không thể bền vững nếu thiếu yêu thương, sự đồng cảm và sẻ chia giữa con người.
- Tuy nhiên đang tồn tại một thực tế trong xã hội hiện nay là một số người mắc “bệnh vô cảm” - thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những cảnh ngộ gieo neo, tai ương, khốn khó…
Thân bài
- Giải thích:Thế nào là bệnh vô cảm?
Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc hiện tượng gì, không hề động lòng trước niềm vui cũng như nỗi đau của người khác, không hề phẫn nộ mà thờ ơ trước những tệ nạn xã hội, trước cái xấu, cái ác. Đó là căn bệnh không có trong danh mục ngành y, nhưng đang lây lan với tốc độ đáng báo động trong xã hội hiện đại.
- Trình bày suy nghĩ của mình về căn bệnh này:
+ Bệnh vô cảm hiện diện ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội và ngày càng biến tướng, muôn hình vạn trạng, có thể kể tên một số biểu hiện thường gặp như:
. Ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí xua đuổi, dè bỉu người ăn mày, hành khất.
. Thấy người gặp tai nạn vội vã bỏ đi vì sợ phiền toái, nếu có dừng lại thì không phải để giúp đỡ mà vì hiếu kỳ, tò mò, có kẻ còn nhân cơ hội đó lấy cắp tiền của người bị nạn.
. Con cái ăn chơi, đua đòi trác táng trong khi cha mẹ vất vả, lam lũ.
. Không nhường chỗ chỗ cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai trên xe buýt.
. Bác sĩ dửng dưng trước sự đau đớn của bệnh nhân, chậm trễ trong việc khám bệnh và cấp cứu…
. Chứng kiến người khác bạo hành, ngược đãi, nhưng không lên tiếng, không bênh vực…
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm:
. Tác động của cơ chế thị trường, dẫn đến sự suy đồi về đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển, con người chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân, dửng dưng trước cuộc sống của những người xung quanh.
. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng trong các trường học, chưa tạo được một môi trường để gắn kết học trò, chưa có nhiều các hoạt động ngoại khoá hướng các em tới sự đồng cảm và chia sẻ.
. Do sự nuông chiều của cha mẹ khiến con cái luôn có tư tưởng “mình là nhất”.
. Xã hội chưa lên án mạnh mẽ thói vô cảm.
+ Bệnh vô cảm gây ra hậu quả gì?
. Là nhân tố làm mai một truyền thống “tương thân tương ái” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
. Mầm mống của cái xấu, cái ác trong xã hội (bởi khi con người không có cảm xúc, không hề động lòng trước nỗi đau của người khác, thì cũng dễ dàng gây ra nỗi đau cho đồng loại ).
+ Làm thế nào để chữa trị? (Giải pháp khắc phục).
. Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh từ những cấp học đầu tiên, đặc biệt là kỹ năng biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh, thông
qua các hoạt động ngoại khoá, thăm hỏi và giúp đỡ trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, các thương bệnh binh…
. Tổ chức nhiều hơn nữa những phong trào tập thể vì cộng động (phong trào ký tên vì công lý để đòi quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam, phong trào ủng hộ vì người nghèo…)
. Dự luận cần lên án nghiêm khắc những biểu hiện của bệnh vô cảm.Nhà nước cần xử lý nghiêm minh bằng pháp luật những kẻ thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm trước đồng loại (bác sĩ thấy chết mà không cứu, thấy người gặp nạn không giúp đỡ...).
. Các bậc cha mẹ không quá nuông chiều con, có biện pháp giáo dục kịp thời khi thấy biểu hiện của bệnh vô cảm, khuyến khích con biết làm việc tốt để giúp đỡ mọi người.
Tóm lại: Cần phải có sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội.
- Trải nghiệm của bản thân.
Anh (chị) đã biết sống đồng cảm và chia sẻ với cộng đồng chưa? Những tấm gương về sự đồng cảm, sẻ chia mà anh (chị) được biết.
Kết bài
Có thể kết bài theo nhiều cách, nhưng nên chốt lại bằng những thông điệp định hướng cho hành động: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với mọi người.
Ví dụ 2
Văn hoá học đường đang xuống dốc. Anh (chị) có đồng ý với đánh giá trên? Nêu suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay.
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung: Người viết trình bày thái độ, suy nghĩ của mình về ý kiến, đồng thời nhận xét về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Để làm bài người viết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bình luận.
Gợi ý lập dàn bài Mở bài:
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.
Thân bài:
- Giải thích: thế nào là văn hoá học đường?
+ Văn hoá học đường là sự hiểu biết của con người trong môi trường giáo dục, thể hiện ở cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, cử chỉ, hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Văn hoá học đường vốn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, nhưng ngày nay nó đang bị xuống dốc nghiêm trọng khiến dư luận hết sức lo ngại. Những biểu hiện chứng tỏ sự xuống dốc đó: Cách ăn mặc ở trường học của một bộ phận học sinh chưa đúng chuẩn, không phù hợp với môi trường mang tích giáo dục; trong giao tiếp, ứng xử còn có những lời nói thiếu lịch sự; còn có những cử chỉ, hành vi
chưa lành mạnh, thiếu văn hoá, gây ảnh hưỏng xấu tới người khác, tới tập thể; mối quan hệ giữa thầy và trò, trò với trò ở một số bộ phận vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự tạo được những tình cảm tốt đẹp, thân thiện.
- Trình bày suy nghĩ về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay:
+ Thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay:
Cha ông ta từ xưa đã dạy Tiên học lễ, hậu học văn. Người học trò đến trường để học văn hoá, lĩnh hội tri thức, nhưng cũng đồng thời học đạo đức, học cách làm người từ những điều nhỏ nhất như cách nói năng, giao tiếp với mọi người.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều học sinh đã xem nhẹ vấn đề này, không chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp; giao tiếp một cách tự phát, thiếu suy nghĩ:
. Hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy đang là vấn nạn của nhiều nhà trường.
. Vẫn còn tình trạng học sinh có những lời nói thiếu tôn trọng thầy cô, găp thầy cô không chào hỏi, thậm chí lăng mạ, xúc phạm thầy cô.
. Tuỳ tiện sử dụng những ngôn ngữ ngoài xã hội, tiếng lóng trong giao tiếp...
. Có nhiều trường hợp học sinh đánh nhau xuất phát từ những lời nói mỉa, nói tức + Vậy đâu là nguyên nhân gây nên thực trạng trên?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân chính sau:
. Bản thân mỗi học sinh chưa có ý thức cao trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
. Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
. Nội dung rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp đã được đưa vào chương trình giáo dục, nhưng còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả.
. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đến việc uốn nắn lời nói của học trò; nói năng bỗ bã, tự nhiên, chưa nghiêm túc để học trò bắt chước theo...
. Sự ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện giải trí thiếu văn hoá, chưa được kiểm duyệt đến đối tượng thanh, thiếu niên.
+ Hậu quả của thực trạng:
. Làm mất đi tính trong sáng, lành mạnh cần có của môi trường giáo dục.
. Ảnh hưởng đến sự phát huy và gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vốn rất đẹp đẽ của dân tộc.
. Nhiều sự việc đau lòng, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra xuất phát từ sự giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hoá...
+ Giải pháp khắc phục:
. Với mỗi học sinh: Không ngừng học tập để rèn luyện bản thân, trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp để trở thành người có văn hoá.
. Về phía nhà trường: đẩy mạnh hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua những hoạt động phong trào cụ thể, thiết thực. Mỗi thầy cô phấn đấu trở thành tấm gương sáng về giao tiếp, ứng xử cho học sinh noi theo.
. Về phía gia đình: Quan tâm nhiều hơn đến việc uốn nắn, định hướng lời nói cho con em từ trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ gia đình.
. Về phía các cơ quan chức năng: Quản lí tốt việc phát hành văn hoá phẩm, xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để có tính răn đe.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.
b2. Loại 2: Đề bài có hiện tượng đời sống được đặt ra gián tiếp
* Khái quát
Đặc điểm của loại đề này là hiện tượng đời sống được rút ra từ một ý kiến, một câu nói... hay một tác phẩm văn học. Vì vậy, người viết phải hiểu ý kiến, câu nói, nắm vững tác phẩm, xác định được hiện tượng đời sống được đề cập. Sau đó mới tiến hành các bước như ở loại bài 1 đã nói ở trên.
* Dàn ý cơ bản Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống.
- Trích dẫn câu nói, ý kiến.
Thân bài
- Giải thích ý kiến, câu nói...( nếu là hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học thỡ cần làm rừ hiện tượng đời sống được nhà văn thể hiện trong tỏc phẩm - phõn tớch ngắn gọn); sau đó tiến hành bàn luận về hiện tượng đời sống được đưa ra.
- Phân tích hiện tượng:
+ Thực trạng (dẫn chứng) + Nguyên nhân.
+ Hậu quả (dẫn chứng).
+ Đưa ra giải pháp khắc phục.
Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói, nhận định, của tác phẩm...
- Khẳng định những mặt tích cực của vấn đề đối với xã hội, với cộng đồng;
phủ định những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến đời sống văn minh, tiến bộ, - Trách nhiệm của mỗi người, liên hệ bản thân.
* Ví dụ minh họa Ví dụ 1
Từ truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
Xác định yêu cầu của đề -Yêu cầu về nội dung:
Đối tượng nghị luận là một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: hiện tượng sống thừa của con người.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bác bỏ…
Gợi ý lập dàn bài Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
Thân bài:
- Khái quát bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa (Nam Cao).
Bi kịch ở đây hiểu theo nghĩa những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con người, nó căng thẳng, không có cách nào giải quyết. Bi kịch của Hộ được xây dựng trên mâu thuẫn,giữa một bên là khát vọng được sống có ích, có ý nghĩa, muốn xác định sự tồn tại cá nhân bằng một sự nghiệp lao động sáng tạo có ích cho xã hội với một bên là sự ngăn cản của xã hội. Nêu khái quát hai bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong tác phẩm( bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch tình thương).
- Tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
+ Giải thích: Thế nào là sống thừa? sống thừa là sống vô ích, vô nghĩa, không có tác dụng, có cũng như không.
+ Bàn luận:
. Thực trạng: trong xã hội, có một bộ phận những người( bình thường cả về trí tuệ, thể chất) đang sống thừa, sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích, sống không có ước mơ, lý tưởng. Đó là những kẻ dù còn khoẻ mạnh, dư thừa sức lao động nhưng lười biếng ngồi mát ăn bát vàng, là những kẻ đủ sức tự lập nhưng vẫn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, là những kẻ sa đà vào lối sống buông thả, mắc vào các tệ nạn xã hội( hút trích ma tuý, buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp...)
. Nguyên nhân:
Chủ quan: Bản thân chưa có mục đích sống cao đẹp, sống không có lý tưởng, không có ước mơ, bị cám dỗ bởi những dục vọng tầm thường; thiếu bản lĩnh, ý chí và nghị lực.
Khách quan: Gia đình, xã hội thiếu sự quan tâm, giáo dục sát sao, không định hướng đúng đắn cho họ…
. Hậu quả: Đó là những kẻ không chỉ sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn bè và xã hội; là nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.
. Biện pháp khắc phục:
Bản thân: cần xác định mục đích, lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. Phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; cần có lập trường, bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống.
Gia đình, xã hội: quan tâm sát sao, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của con cái.