I KHÁT NỆM CHUNG VỀ XU HƯỚNG
2. Các quan điểm nghiên cứu xu hướng nhân cách
Trong tiếng Hi Lạp (entelecheia) nghĩa là có mục đích ở bản thân mình.
- Theo Arixtốt và Chủ nghĩa Kinh viện, chí hướng, tính có mục đích với tính cách là động lực (mục đích luận), bản nguyên tích cực, biến khả năng thành hiện thực.
- Cantơ trong "Đạo đức học": trái với tính chất chính thức của mệnh lệnh tuyệt đối - ông đề ra nguyên tắc giá trị tự thân của mỗi cá nhân, cá nhân này không thể bị hi sinh thậm chí vì phúc lợi của toàn xã hội.
- Các nhà tâm lí học phương Tây đại diện là Mĩ nghiên cứu kích thích vận động hay mục đích mong muốn làm nền tảng cho hành vi. Những vận động như thế thể hiện qua
hành vi mang tính cơ bản như thoả mãn cơn khát hay những hành vi thông thường như bước đi trong khi tập thể dục. Họ cho rằng, kích thích vận động: yếu tố định hướng và tiếp thêm sức mạnh cho hành vi. Họ xuất phát từ một ví dụ là Peter Potterfield - một người leo núi dày dạn mô tả tâm trạng của mình khi bị rơi vào những hoàn cảnh khó khăn: đói khát, trượt ngã... Điều gì giúp cho Peter Potterfield phấn đấu để sống còn? Như hầu hết các câu hỏi liên quan đến kích thích vận động, câu hỏi này có một số cách trả lời: rõ ràng các khía cạnh sinh học mong kích thích vận động đều đang hoạt động. Ví dụ: nhu cầu về nước, thức ăn, mặc ấm tác động đến nỗ lực của Potterfield phải tự cứu lấy mình. Nhưng yếu tố nhận thức hiển nhiên trong niềm tin của anh ta cho rằng mình quá trẻ không thể chết được. Sau cùng, yếu tố xã hội - nguyện vọng nhìn thấy gia đình và bạn bè, giúp ý chí muốn sống còn của anh ta thêm vững chắc.
Sự phức tạp của kích thích vận động dẫn đến sự phát triển của nhiều loại tiếp cận khái niệm. Mặc dù dao động ở mức độ khác nhau, các yếu tố sinh học, hành vi, nhận thức và xã hội tất cả đều tìm cách giải thích nghị lực định hướng hành vi con người theo những chiều hướng đặc biệt.
- Theo Thuyết Bản năng của kích thích vận động, con người sinh ra với những tập hợp hành vi đã được lập trình trước cần thiết cho sự sống của họ. Do đó, tình dục được giải thích như một phản ứng đối với bản năng sinh sản và hành vi thăm dò được kích thích bởi bản năng tìm kiếm lãnh thổ của một người.
- Những thuyết về sự giảm xu thế kích thích vận động: Các thuyết giảm xu thế cho rằng, khi con người thiếu một số nhu cầu sinh học cơ bản như nước, một xu thế để đạt đến nhu cầu ấy (trong trường hợp này là xu thế khát) được tạo ra.
Xu thế là một áp lực kích thích vận động hay sự đánh thức tiếp sinh lực cho hành vi để thực hiện một nhu cầu. Nhiều loại xu thế cơ bản như: đói, khát, ngủ và tình dục đều liên quan đến nhu cầu sinh học của có thể hay chủng loài nói chung. Những xu thế này gọi là xu thế sơ cấp. Xu thế thứ cấp: xu thế trong đó không thực hiện nhu cầu sinh học (Ví dụ: nhu cầu thành tựu, nhu cầu xã hội).
+ Thuyết Đánh thức: tìm cách giải thích hành vi được thực hiện bởi sự duy trì hay gia tăng tình trạng bị kích thích. Theo thuyết này, mỗi chúng ta đều duy trì một mức độ kích thích và hoạt động nhất định cũng như mô hình giảm xu thế nếu các mức độ kích thích và hoạt động quá cao thì chúng ta sẽ giảm bớt. Theo thuyết Đánh thức, mỗi cá nhân đòi hỏi có một mức độ đánh thức tối ưu để thực hiện nhiệm vụ, sự đánh thức hoặc là quá cao hoặc là quá thấp sẽ tạo ra kết quả thực hiện tồi tệ hơn. Quan điểm này cho rằng con người cần cố gắng duy trì một số mức độ kích thích và hoạt động, gia tăng hay giảm bớt chúng đều không có lợi. Thuyết Đánh thức được áp dụng và có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Thuyết Động cơ: lực kéo của kích thích vận động.
kích thích. Chẳng hạn, như nhu cầu giảm xu thế hay phải duy trì một mức độ đánh thức tối ưu. Thay vì tập trung vào những yếu tố bên trong, Thuyết Động cơ giải thích sự kích thích vận động phụ thuộc vào kích thích bên ngoài, kích thích định hướng và tiếp sinh lực cho hành vi. Theo quan điểm này, kích thích bên ngoài là kích thích vận động của một người. Chính vì điều này, nhiều nhà tâm lí học cho rằng xu thế bên trong do Thuyết Giảm xu thế kích thích bên ngoài của Thuyết Động cơ không mâu thuẫn với nhau mà thống nhất chặt chẽ với nhau tạo ra sự "đẩy" và "kéo". Xu thế và kích thích cùng phối hợp với nhau trong kích thích hành vi vận động.
F. Engels đã chỉ ra rằng: con người có thể phát triển thêm quyền lợi vật chất, ý muốn, những sự ham muốn, còn kết quả đó là nguyên nhân bên ngoài, hoàn cảnh sống, kinh tế, tinh thần, chính trị...
Xu hướng là đặc điểm quan trọng nhất của nhân cách biểu hiện tính chất cơ bản của con người với tư cách là một tồn tại xã hội. Trên cơ sở đó xu hướng có thể xác định được mục đích sống, giá trị đạo đức và phẩm chất xã hội của con người.
Vấn đề xu hướng cũng như khái niệm xu hướng đã được các nhà tâm lí học Xô viết nghiên cứu khá sâu sắc. Khái niệm xu hướng được X. L. Rubinxtein đưa ra từ những năm 1940. Trong một thời gian dài xu hướng không được xếp vào thuộc tính của nhân cách. Sau đó trong các công trình của mình các tác giả như: P. I. Ivanob, P. A. Rudik (1958) mới coi xu hướng là một thuộc tính đặc điểm nhân cách.