Sự hình thành và phát triển hứng thú

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 84 - 86)

II CÁC MẶT BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA XU HƯỚNG

e. Sự hình thành và phát triển hứng thú

Hứng thú hình thành khá sớm và được biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Ở đây chúng ta xem xét sự phát triển hứng thú trên bình diện phát triển của lứa tuổi và bình diện phát triển của hiện tượng tâm lí:

+ Ban đầu (ở lứa tuổi nhà trẻ) được biểu hiện dưới dạng tò mò. Ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã bị những vật có màu sắc sặc sỡ, sáng chói, những tiếng động mạnh và sự di động của đối tượng hấp dẫn. Trẻ em không rời mắt khỏi những vật kích thích này và rất thích được tiếp xúc với chúng nhiều lần. Song, việc tập trung vào đối tượng do sự hấp dẫn này người ta còn gắn bó với tri giác nên còn có tính chất nhất thời vì thế gọi là giai đoạn “tiền hứng thú”.

+ Ở lứa tuổi mẫu giáo bắt đầu có hứng thú nhận thức thật sự, tức là một thái độ tương đối bền vững đối với hoạt động nào hấp dẫn tình cảm của các em, trẻ luôn đặt ra những câu hỏi tại sao? như thế nào?...

Vào cuối tuổi mẫu giáo do ảnh hưởng của người lớn trẻ em có hứng thú học tập ở nhà trường, các em chơi mà học, học mà chơi.

+ Đến lứa tuổi học sinh tiểu học, hứng thú nhận thức được khơi sâu, các em có ý thức về ý nghĩa của nó đối với việc học tập với cuộc sống.

Thời gian này hứng thú nhận thức được phân hoá: một số thích học tính, một số thích tập đọc; Hứng thú đọc sách hình thành, Đặc biệt các em có hứng thú đối với quá trình lao động, nhất là lao động tập thể.

+ Giai đoạn từ tiểu học lên THCS, hứng thú của các em được mở rộng, khơi sâu và phân hoá hơn, nhiều hứng thú mới xuất hiện. Hứng thú đọc sách trở nên bền vững và có lựa chọn, hứng thú kĩ thuật, hứng thú, thể dục thể thao... xuất hiện.

Đối với hứng thú nhận thức - học tập, lúc đầu thiếu niên còn chưa nhận thức rõ các em thích môn nào nhất. Dần dần trong quá trình học tập tích luỹ tri thức, các em bắt đầu xác định được môn học mà mình hứng thú nhất và tập trung sức lực nhiều nhất vào đó.

Hứng thú chính trị - xã hội cũng được hình thành từ tuổi thiếu niên: các em bắt đầu theo dõi tình hình chính trị, tình hình xã hội, tình hình thế giới.

Các em có nhiều hứng thú nhất đối với hoạt động chung trong trường, trong lớp và có nguyện vọng muốn có vị trí tích cực trong đời sống xã hội; đa số các em muốn làm công tác xã hội.

+ Đến cuối tuổi học (học sinh trung học phổ thông) do phải tự xác định đường đời của mình nên hứng thú khoa học và nghề nghiệp nổi lên hàng đầu.

Hứng thú đối với thế giới nội tâm, đối với hành vi đạo đức của con người chiếm một vị trí quan trọng. Từ đó mà hứng thú đọc sách có thay đổi. Đến lứa tuổi này các em thích đọc sách bàn về con người, liên quan đến số phận con người, bàn về những vấn đề liên quan đến những vấn đề của cuộc sống.

Tóm lại, sự phát triển của hứng thú thường gắn liền với sự phát triển lứa tuổi. Điều đó dễ hiểu, vì muốn hình thành một hứng thú nào đó cần phải có một mức độ phát triển tâm lí cũng như một mức độ tri thức và kinh nghiệm sống nhất định.

- Xét trên bình diện phát triển của các hiện tượng tâm lí.

Nếu căn cứ vào sự phát triển của các hiện tượng tâm lí sẽ có các con đường cơ bản sau:

+ Từ nhu cầu đến hứng thú. Do cá nhân có nhu cầu cấp thiết về một cái gì đó, không thực hiện được cá nhân cảm thấy khó chịu. Dần dần để thoả mãn nhu cầu, cá nhân tìm tòi say mê và có hứng thú đối với đối tượng đó.

* Nhu cầu thể hiện sự cần thiết. Hứng thú thể hiện một thiện ý riêng đối với đối tượng nào đó.

* Một hứng thú sâu sắc, chắc chắn sẽ trở thành nhu cầu.

* Nhu cầu không đồng nhất với hứng thú nhưng nó là cơ sở của hứng thú. Hơn nữa, bản thân hứng thú cũng trở thành nhu cầu.

+ Từ tình cảm - nhận thức đến hứng thú.

Hứng thú bắt đầu hình thành do sự hấp dẫn mạnh mẽ của một đối tượng nào đó đối với cá nhân, cá nhân cảm thấy đối tượng đó đem lại cho mình một mối cảm tính đặc biệt, cá nhân hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng ấy. Từ đó làm nảy sinh hứng thú. Ví dụ: các em có tình cảm đối với đất nước, vẻ đẹp của làng quê và nhận thức được vẻ đẹp đó qua các môn học Lịch sử, Địa lí... Từ đó, sự hứng thú học các môn Lịch sử, Địa lí... nảy sinh.

* Thái độ cảm xúc đối với đối tượng là một trong những dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú. Tất nhiên không phải thái độ cảm xúc nào cũng gây nên hứng thú. Những biểu hiện cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú, tích cực bền vững.

+ Hứng thú hình thành từ nhận thức - tình cảm đến hứng thú.

Khi học sinh đã nhận thức đúng đắn về vấn đề gì đó, thì dễ dàng xây dựng ở các em một tình cảm đối với nó.

Khuynh hướng liên quan chặt chẽ đến hứng thú cá nhân, khi ta có khuynh hướng về một đối tượng nào đó thường dẫn đến hứng thú đối với đối tượng đó.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)