II CÁC MẶT BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA XU HƯỚNG
d. Các loại hứng thú
Có nhiều cách phân loại hứng thú, tùy theo góc độ (cơ sở) nghiên cứu của các nhà nghiên cứu.
Căn cứ vào nội dung và chiều hướng của hứng thú ta có.
+ Hứng thú vật chất. Hứng thú vật chất có thể biểu hiện thành nguyện vọng, như muốn có chỗ ở, có đủ tiện nghi, hứng thú ăn, mặc...
+ Hứng thú nhận thức, theo nghĩa rộng của từ này, thể hiện dưới hình thức hứng thú học tập, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như hứng thú toán học, vật lí, hoá học, tâm lí học…
+ Hứng thú nghề nghiệp - hứng thú vào một nghề nào đó: hứng thú sư phạm, hứng thú kĩ thuật - công nghiệp, hứng thú với công tác hành chính.
+ Hứng thú xã hội - chính trị là hứng thú đối với những hình thức nhất định của công tác xã hội và đặc biệt là hoạt động tổ chức, lãnh đạo với các vấn đề chính trị xã hội.
+ Hứng thú thẩm mĩ hoặc hứng thú đối với văn học, phim ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội hoạ...
- Căn cứ vào tính trực tiếp hay gián tiếp, có các loại hứng thú:
+ Hứng thú trực tiếp là loại hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động như quá trình nhận thức và hẹp hơn nữa là quá trình nắm vững kiến thức, quá trình lao động, sáng tạo.
+ Hứng thú gián tiếp là hứng thú đối với các kết quả của hoạt động. Chẳng hạn, hứng thú muốn có học vấn, muốn có nghề nghiệp, có địa vị xã hội, có một chức vụ nhất định...
- Căn cứ vào mức độ hiệu lực của hứng thú, có các loại sau:
người tri giác đối tượng gây nên hứng thú. Chẳng hạn, thích nghe nhạc, thấy khoái cảm khi xem tranh... Tuy nhiên, hứng thú này không thể hiện tính tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng, làm chủ được nó và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực này.
+ Hứng thú tích cực là loại hứng thú có được thể hiện ở chỗ con người không dừng lại ở việc quan sát mà còn hành động với mục đích làm chủ đối tượng gây hứng thú. Hứng thú tích cực là một trong những nguồn kích thích sự phát triển của nhân cách: hình thành kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và tính cách.
- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú, có các loại sau:
+ Hứng thú rộng: thể hiện ở người có hứng thú nhiều mặt và mặt nào cũng sâu sắc. Ví dụ: Bác Hồ là một nhà văn nhà thơ, nhà báo... nhưng cũng là một nhà hoạt động cách mạng xuất sắc
+ Hứng thú hẹp: là những người thể hiện tò mò thích mọi chuyện, nhưng hời hợt đối với các hiện tượng, sự vật, không đi sâu vào bản chất của đối tượng, không có sự say mê nghiêm túc thường xuyên đối với một đối tượng nào đó hết.
- Dựa vào mức độ sâu sắc của hứng thú, có các loại sau:
+ Hứng thú sâu sắc là có thái độ thận trọng và có trách nhiệm đối với công việc. Những người này mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo nghề nghiệp của mình.
+ Hứng thú hời hợt bề ngoài thể hiện trong vấn đề nhận thức thường qua loa, đại khái và trong thực tiễn, là nhẹ dạ, nông nổi.
- Dựa vào sự bền vững của hứng thú, có các loại sau:
+ Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình, nó thể hiện tính ổn định, lâu dài. Trong thực tế thường gặp những người mà các loại hứng thú của họ kết hợp với nhau theo một cách nhất định, tiêu biểu cho họ.
+ Hứng thú không bền vững: trái với hứng thú bền vững những người có hứng thú này thường dễ thay đổi hứng thú.
Hứng thú đạt mức lí tưởng thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tích cực và tính bền vững, giữa chiều rộng và chiều sâu. Người có hứng thú lí tưởng người có một hứng thú trung tâm chủ yếu và sâu sắc trong cuộc sống và hứng thú dựa trên những hứng thú rộng rãi và nhiều mặt.