Các mức độ của năng lực

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 166 - 168)

I KHÁ NỆM CHUNG VỀ NĂNG LỰC

2. Các mức độ của năng lực

Sự phù hợp giữa những thuộc tính của cá nhân với những yêu cầu hoạt động có những mức độ khác nhau, vì thế tạo ra kết quả hoạt động khác nhau. Nói cách khác, năng lực của người này khác với năng lực của người kia, hay năng lực con người có nhiều mức độ cao thấp khác nhau.

Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng của sản phẩm hoạt động, người ta chia năng lực làm ba mức độ cao thấp khác nhau là năng lực, tài năng và thiên tài.

a. Năng lực là danh từ chung nhất, đồng thời cũng dùng để chỉ một mức độ nhất định của năng lực, biểu thị sự hoàn thành với hiệu quả cao một hoạt động nào đó. Mức độ này trong một hoạt động có nhiều người có thể đạt được. Trong một hoạt động, tất cả những người đạt được kết quả nhất định ở mức hoàn thành nhiệm vụ, đều được gọi là người có năng lực.

b. Tài năng, là một cấp độ cao của năng lực, dùng để chỉ một người đã tiến hành một hoạt động phức tạp và đã đạt được kết quả xuất sắc ít người sánh kịp. Người tài năng trong lĩnh vực nào sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong lĩnh vực đó.

Theo Nguyễn Huy Tú thì tài năng là một tổ hợp các điều kiện bên trong và bên ngoài thuận lợi tạo ra khả năng đạt thành tích hoạt động rất cao, tuy những thành tích này về cơ bản vẫn thuộc khuôn khổ những điều kiện đã đạt được của xã hội loài người ở thời điểm đó.

Tiêu chí quan trọng có tính mấu chết của tài năng là mức độ rất cao của thành tích hoạt động. Đặc điểm của tài năng là sự sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Sản phẩm của những người có tài năng làm ra thường mang tính độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và thường có giá trị to lớn đối với cuộc sống con người. Người có tài năng là người có sự phát minh, sáng chế, có nhiều sáng kiến trong một lĩnh vực nhất định. Xét đến cùng, người đạt tới mức tài năng chính là sự kết hợp nhiều năng lực để thực hiện có kết quả cao nhiều hoạt động phức tạp chứ không phải từng khả năng riêng lẻ. Ví

dụ, năng lực nghe thính, tinh tế không đủ để trở thành một nhạc sĩ, một khả năng chắp vần không đủ để trở thành một nhà thơ...

Chỉ có một tổ hợp nhiều năng lực đạt tới một trình độ phát triển cao mới cho phép một người trở thành tài năng trong một lĩnh vực nào đó.

Tuy nhiên, một tổ hợp các năng lực cũng chưa đủ để trở thành một tài năng mà còn cần phải có sự lao động vất vả, căng thẳng, kiên trì. Người có tài năng có những khác biệt với người bình thường ở tính độc đáo trong công việc, khả năng làm việc phi thường và ý chí sắt đá nhằm đạt tới mục đích cuối cùng với chất lượng cao.

c. Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, là khả năng thực hiện có kết quả đặc biệt xuất sắc trong một lĩnh vực hoạt động trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Sự sáng tạo của những thiên tài khác với người tài năng ở chỗ, sản phẩm của họ có ý nghĩa tích cực đối với một thời kì lịch sử, một xã hội, một thời đại, tạo ra một bước ngoặt phát triển mới trong một lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ, thiên tài Hồ Chí Minh đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển xã hội Việt Nam trong thế kỉ XX, thiên tài Anhstanh tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của nền vật lí hiện đại...

Theo Nguyễn Huy Tú thì thiên tài là khái niệm chỉ mức độ cực cao của năng lực, cho phép con người đạt được những thành tựu vô song trong lịch sử. Khác với tài năng, thiên tài dẫn đến những giá trị mở hoàn toàn trên bình diện toàn nhân loại, mở ra một thời kì mới của sự phát triển trong một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động nào đó của loài người, tựa như một mốc son đánh dấu một bậc phát triển mới cao hơn của xã hội loài người.

Ngày nay, nguồn gốc của thiên tài vẫn là một bí ẩn của khoa học. Tuy vậy người ta vẫn thống kê ra được một số biểu hiện và nguồn gốc của thiên tài như sau:

- Thiên tài di truyền là loại thiên tài do được di truyền từ các thế hệ trước. Các nhà thiên tài học đã dẫn chứng các trường hợp thiên tài di truyền như Mozart, Bach, Mendelsson... Đó là những thiên tài âm nhạc được xuất thân từ những gia đình dòng dõi có truyền thống âm nhạc.

- Thiên tài điên rồ là dạng thiên tài luôn gắn với những biển hiện điên rồ, loạn trí nào đó. Ví dụ như hoạ sĩ Van Gogh, nhà văn Dostoievxki...

- Thiên tài bệnh lí là loại thiên tài gắn với các biểu hiện bệnh lí nào đó (quan niệm này cho rằng do tác động của bệnh tật đã thúc đẩy thành thiên tài). Ví dụ thiên tài do bệnh Gout được giải thích là do trong máu của những người này lượng axid ước cao gấp 20 đến 30 lần so với người bình thường đã tác động mạnh mẽ vào hoạt động của hệ thần kinh và các hoạt động sinh lí khác tạo ra nguồn gốc của thiên tài. Điển hình của thiên tài liên quan đến bệnh Gout như Newton, Darwin, Galilee, Bethoven...

- Thiên tài gắn với hội chứng Marfan (là hội chứng của những người có nhiều adrenalin trong máu). Do có nhiều adrenalin trong máu đã kích thích hoạt động trí óc và thể lực của người bệnh làm cho họ trở thành thiên tài. Những thiên tài gắn với hội chứng

này như A. Lincoln, H. Andersen...

Một số nhà thiên tài học hiện nay lại chia thiên tài thành hai dạng cơ bản là thiên tài may mắn và thiên tài tự rèn đúc. Thiên tài may mắn là những người sống trong các điều kiện thuận lợi tối ưu giúp cho họ trở thành thiên tài mà không gặp một khó khăn trở ngại nào. Ngược lại, thiên tài do rèn đúc là kết quả của quá trình lao động vất vả, không mệt mỏi...

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 166 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)