Tính đồng cảm, tính mẫn cảm

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 29 - 32)

- Tính đồng cảm là một trong những thuộc tính tâm lí của cá nhân. Người có tính đồng cảm là người có khả năng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với người khác. Tình đồng cảm chỉ có thể có được trên cơ sở nhận thức về sự thể nghiệm của người khác. Ngược lại với tính đồng cảm là tính thiếu đồng cảm. Đó là những người làm ngơ, lãnh đạm trước những tình cảm của người khác. Sự lãnh đạm trước tình cảm của người khác có thể dẫn tới sự nhẫn tâm, độc ác.

- Tính mẫn cảm là một thuộc tính của hệ thần kinh, biểu hiện trong các quá trình cảm giác, tri giác. Tuy vậy tính mẫn cảm lại chịu sự chi phối của thái độ của chủ thể đối

với thế giới xung quanh, của trình độ phát triển trí tuệ và hệ thống tri thức của chủ thể. Trong hoạt động sống của cá nhân, tính mẫn cảm được hình thành và phát triển. Cá nhân thường xuyên, tích cực và sẵn sàng thể nghiệm những điều đang diễn ra trong thế giới xung quanh và đáp ứng một cách tốt nhất là cơ sở cho sự phát triển tính mẫn cảm.

- Tính xúc cảm, tính đa cảm. Tính xúc cảm là sự dễ bị kích thích mạnh mẽ về mặt xúc cảm của cá nhân. Một cá nhân có tính xúc cảm thường xuyên thể nghiệm đối tượng xúc cảm, đối tượng thường xuyên xâm chiếm tâm trí cá nhân. Tính đa cảm thể hiện ở các cá nhân có kiểu phản ánh đối tượng mang đậm màu sắc tình cảm. Những cá nhân này nhạy cảm nhưng thụ động. Các tình cảm của họ ít kích thích tính tích cực hoạt động.

Ngoài rạ, sự khác biệt về tình cảm cá nhân có thể được nhận thấy qua tốc độ nảy sinh xúc cảm khác nhau, ở tính nổi trội của một dạng xúc cảm, tình cảm và cả ở đối tượng của tình cảm. Tốc độ nảy sinh tình cảm ở các cá nhân không giống nhau. Có những cá nhân tình cảm nảy nở rất nhanh nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn, trong khi đó ở cá nhân khác tình cảm có thể nảy sinh chậm nhưng lại bền vững. Có cá nhân có trạng thái xúc cảm thường xuyên là âm tính, nhưng ở cá nhân khác lại là dương tính. Sự điều chỉnh trạng thái xúc cảm, tình cảm của cá nhân cũng là một biểu hiện của mức độ phát triển cao của nhân cách.

Xúc cảm, tình cảm có vai trò quan trọng trong đời sống con người nhưng không phải tự nhiên mà có. Xúc cảm, tình cảm được hình thành trong quá trình sống của con người bằng con đường giáo dục và tự giáo dục. Hoạt động giáo dục trong nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói chung cần phải nhằm tới việc hình thành những tình cảm cao đẹp ở học sinh - những công dân tương lai có sự phát triển trí tuệ cao và tình cảm cao đẹp. Con đường để hình thành nên những tình cảm đó không phải đơn thuần là những răn dạy chung chung, mà phải là các rung động thực sự khi chúng ta tạo điều kiện để nó xuất hiện ở các em. Tình yêu Tổ quốc, sự sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cao cả khó có thể hình thành từ những thuyết giáo trừu tượng. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng để hình thành tình cảm phải có thời gian lâu đài và phải kiên trì. Các xúc cảm khi đã nảy nở phải có cơ hội để lặp lại để chủ thể trải nghiệm khắc sâu hơn. Rõ ràng, giáo dục tình cảm phải có con đường riêng của nó, phải dựa trên các quy luật của sự hình thành tình cảm. "Dạy khoa học tự nhiên, ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưng xây dựng con người, xây dựng tình cảm không thể theo công thức được" - Lê Duẩn.

Giáo dục tình cảm cần chú ý đến cả 2 mặt: hình thành những tình cảm đúng đắn tết đẹp và cải tạo những tình cảm tiêu cực Các tình cảm tiêu cực khi đã hình thành muốn thay đổi, xoá bỏ không thể một sớm một chiều mà đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ ở những người làm công tác giáo dục. Có nhận thức đúng đắn như vậy mới có thể tổ chức hoạt động giáo dục lại có hiệu quả.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)