Khái niệm ý chí

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 36)

II -Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

1.2. Khái niệm ý chí

Ý chí của con người gắn liền với hành động nhất định. Vì vậy một số nhà tâm lí học không đề cập tới khái niệm ý chí mà chỉ nêu ra khái niệm hành động ý chí. Song nhiều nhà tâm lí học Nga cho rằng, cần phân biệt ý chí và hành động ý chí.

Theo V. A. Petropxki: ý chí gắn liền với tính tích cực của con người. Ý chí là hình thức đặc biệt của tính tích cực của con người, quy định sự điều chỉnh hành vi của con người kìm hãm hay thúc đẩy chúng, xem xét các giá trị của những cấu trúc hành động khác nhau phù hợp với mục đích đặt ra.

Theo A. Rudik: ý chí gắn liền với mục đích có ý thức. Ý chí là khả năng của con người hoàn thành những hành động đã định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra; là khả năng điều hoà có ý thức hoạt động của và điều khiển hành vi của bản thân.

Các quan niệm trên cho thấy: ý chí là phẩm chất tâm lí của con người, là thuộc tính của nhân cách và bao giờ cũng gắn liền với mục đích có ý nghĩa nhất định.

Do đó, ý chí là mặt năng động của ý thức giúp con người điều khiển và điều chỉnh những hoạt động cá nhân, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

- Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn. Ở đó con người tự giác thực hiện mục đích của hành động, đấu tranh, động cơ, lựa chọn các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.

- Ý chí thể hiện cả mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người.

Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ ý chí mạnh hay yếu mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa của mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)