QUAN HỆ GIỮA CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ VỚI TÍNH CÁCH

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 149 - 152)

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 4. TÍNH CÁCH

1. Tính cách với năng lực

Mối quan hệ giữa tính cách và năng lực là mối quan hệ giữa đức và tài. Bởi vì, tự giáo dục về nhân cách, tự tìm ra mục đích, động cơ lí tưởng cuộc sống là yếu tố quyết định để hình thành và phát triển năng lực. Vấn đề con người hoạt động như thế nào, theo phương thức nào, phục vụ ai tuỳ thuộc vào đạo đức của họ. Tính cách là gốc, là cốt lõi của nhân cách. Bởi vậy, một người có tính cách tốt sẽ là người có ý chí, say mê cao độ đối với công việc. C. Mác cho rằng: Trong khoa học không có con đường bằng phẳng thênh thang, chỉ có những người không sợ chùn chân mỏi gối mới trèo lên đỉnh cao nhỏ bé, gập ghềnh của khoa học mà thôi.

Nói như vậy có nghĩa là muốn có tài năng phải có một tính cách mạnh mẽ, một bản lĩnh, một nghị lực phi thường.

Năng lực được coi là phương tiện để thực hiện mục đích cuộc sống mà con người mong muốn vươn tới. Mục đích cuộc sống con người đặt ra dù cao đẹp đến đâu mà không có tài năng thì không thể đạt đến được. Con người có tài năng sẽ làm khúc xạ tất cả những mối liên hệ tương hỗ với thế giới qua những năng lực đặc biệt của mình.

2. Tính cách với xu hướng

Nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đều có chức năng thúc đẩy và định hướng sự phát triển của tính cách. Trong đó, nhu cầu và hứng thú quy định nên thái độ lựa chọn đối với các mặt trong cuộc sống còn thế giới quan, lí tưởng, niềm tin, quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ. Nghĩa là một người có xu hướng như thế nào, thì sẽ hưởng sự phát triển của tính cách theo hướng đó.

Một khi xu hướng đã hình thành rõ ràng, ổn định thì tính cách của con người thật sự vững vàng, con người sẽ trở nên có bản lĩnh. Trong đó, hệ thống niềm tin là thành phần chủ đạo của một tính cách đã hình thành và ổn định về mặt đạo đức. Hệ thống các quan niệm vững chắc thấm đượm tình cảm về cuộc sống. Bởi vì, niềm tin bao giờ cũng bao hàm thái độ đối những điều mình nhận thức là kim chỉ nam cho hành động là nguyên tắc hoạt động quy tắc hành vi, là cơ sở của sự đánh giá hành vi.

3. Tính cách với tình cảm

mang đậm màu sắc tình cảm.

Đời sống tình cảm có một vị trí rất đặc biệt trong tính cách của cá nhân. Đó là cái chủ yếu, cái bao trùm của tính cách, bởi vì:

- Trong hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực thì thái độ xúc cảm, tình cảm chiếm vị trí lớn lao và bao trùm. Con người không thể tồn tại một cách riêng lẻ trong xã hội mà luôn luôn quan hệ với nhau trong một nhóm người, một tập thể. Từ đó nảy sinh sự rung động tình cảm giữa con người với con người, đạo đức, tính cách của con người được xây dựng từ trên cơ sở tình cảm gắn bó giữa con người với nhau là chính.

- Tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân. Tình yêu hay lòng căm thù có khả năng sản sinh ra một năng lượng mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động tích cực. A. S. Makarencô - nhà giáo dục Nga đã nhận xét: giáo dục tính cách Bônsêvích chân chính là giáo dục tình cảm con người. Tôi tin rằng nếu chúng ta không giáo dục tình cảm con người một cách đúng mực thì có nghĩa là chúng ta chẳng giáo dục gì cả.

- Phẩm chất và nội dung của tình cảm được coi là phẩm chất và nội dung chủ yếu của tính cách:

Đời sống tình cảm của một người quy định nên tư cách đạo đức tư thế, tác phong của người đó. Vì vậy, hành vi đạo đức chân chính bao giờ cũng là kết quả của tình cảm đạo đức chân chính.

- Khi xúc cảm, tình cảm của một cá nhân đối với những người xung quanh mất đi là dấu hiệu suy thoái của một tính cách. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu tình cảm quyết định tính cách. Tình cảm là mặt chủ yếu, mặt bao trùm của tính cách.

4. Tính cách với ý chí

Thực tế cho thấy những nét tính cách như: sự kiềm chế, sự dũng cảm, gan dạ, tính kiên cường, bất khuất, cũng chính là những phẩm chất của ý chí.

Ý chí của cá nhân là rường cột của một tính cách đã hình thành và ổn định. Người có ý chí lớn thì tính quả quyết và tính độc lập cao, kiên quyết, bền bỉ thực hiện mục đích đã đặt ra. Nói cách khác, ý chí là sức mạnh của tính cách. Nó có khả năng kìm hãm, hoặc nảy sinh hành vi xã hội của con người để đạt mục đích nhất định.

Sức mạnh của ý chí trong tính cách là ở chỗ, nó chuyển được hệ thống thái độ bên trong thành hệ thống hành vi xã hội tương ứng giúp cho con người lựa chọn được phương thức hành động phù hợp với thái độ của bản thân trước hiện thực khách quan.

Đặc điểm của một tính cách có ý chí là rõ ràng, kiên định, độc lập.

Những phẩm chất ý chí của con người biểu hiện sự sẵn sàng trong kĩ năng và thói quen hướng hành vi, hoạt động của mình theo những nguyên tắc nhất định. Đồng thời, khắc phục trở ngại trên con đường đạt tới những mục đích đã đề ra. Những nét ý chí của

tính cách có giá trị trong điều kiện ý chí được rèn luyện về mặt đạo đức và hướng vào việc đạt những mục đích có ý nghĩa xã hội.

5. Tính cách với khí chất

Khí chất là động thái của tính cách. Nó quy định sắc thái của tính cách như: hoạt bát, điềm tĩnh, nóng nảy, ưu tư... trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng.

Khí chất là một trong những điều kiện tâm lí tạo ra tính độc đáo của tính cách, ảnh hưởng đến tốc độ hình thành một số nét tính cách (chủ yếu do ý thức xã hội).

Mối quan hệ giữa khí chất và tính cách được thể hiện qua các kiểu tính cách: + Tính cách hài hoà hoàn chỉnh kèm theo hưởng tâm lí động.

+ Tính cách xung động kèm theo hướng tâm lí tĩnh. + Tính cách xung đột kèm theo hưởng tâm lí biến dạng.

Ngoài ra, mỗi kiểu tính cách đó lại bao gồm một số kiểu (biến dạng) nhỏ hơn.

Mối quan hệ giữa tính cách và khí chất là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nên người ta thường nói: "tính khí" người này thất thường, hay dễ chịu, ổn định.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 149 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)