Cơ sở sinh lí của khí chất

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 124 - 126)

II CÁC KIỂU KHÍ CHẤT VÀ CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CHÚNG

1. Cơ sở sinh lí của khí chất

Thuyết Thần kinh do nhà sinh lí học vĩ đại Nga I. P. Paplov đề ra đã giải thích một cách thực sự khoa học về các khí chất. Theo ông, cơ sở sinh lí của các loại khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định. Trong các công trình nghiên cứu của mình I. P. Paplov đã chú ý nhiều đến 4 kiểu hoạt động cấp cao mà biểu hiện thần kinh của chúng là 4 loại khí chất cổ điển. Các kiểu ấy thể hiện tiêu biểu bởi một tổng hợp nhất định các chỉ số về tính chất cơ bản của các quá trình hưng phấn và ức chế - sức mạnh tính linh hoạt và tính cân bằng. Trước hết, căn cứ vào sức bền so với kích thích tác động mạnh và kéo dài mà hệ thần kinh có thể mạnh hay yếu. Một hệ thần kinh yếu, nhạy cảm dễ ức chế sẽ xác định hành vi của chủ thể ở những nét đặc trưng của kiểu khí chất ưu tư. Vì vậy, I. P. Paplov đã gắn kiểu hoạt động thần kinh cấp cao yếu với khí chất ưu tư.

Ông đã xây dựng lí luận về phản xạ có điều kiện của hoạt động thần kinh cấp cao mới để soi sáng vấn đề cơ sở sinh lí của khí nhất.

- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người có hai quá trình cơ bản: hưng phấn - ức chế. Đặc điểm của các kiểu hoạt động thần kinh bao giờ cũng có hai trạng thái đối lập nhau: mạnh - yếu; cân bằng - không cân bằng; linh hoạt - không linh hoạt.

Mỗi người chúng ta tuỳ theo đặc điểm thần kinh mà rơi vào cực A hay cực B, có người rơi vào trung gian.

+ Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt (quá trình hưng phấn cân bằng với quá trình ức chế) - kiểu hoạt.

+ Kiểu mạnh - không cân bằng, có đặc điểm là quá trình hưng phấn mạnh và quá trình ức chế yếu (kiểu nóng).

kiểu trầm.

+ Kiểu yếu có đặc điểm là quá trình hưng phấn cũng như ức chế đều yếu. Sự phân chia trên được sơ đồ hóa như sau:

- Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng bốn kiểu thần kinh trên đã bao hàm tất cả những hình thức của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân. Những kiểu trên là những kiểu điển hình, thường hay gặp nhất và nổi bật nhất mà thực tế đã thể hiện một cách rõ ràng. Ngoài ra còn có những kiểu chuyển tiếp và những kiểu trung gian giữa các kiểu trên. Những kiểu trung gian, chuyển tiếp là những kiểu thần kinh được tồn tại nhiều nhất trong hiện thực. I. P. Paplov cho rằng, tự nhiên hiện thực là vô số những sự chuyển tiếp, những mức độ chuyển tiếp. Do vậy, khi nghiên cứu khí chất, chúng ta phải tính đến các kiểu trung gian nếu không trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ bị bế tắc và không hiểu đây là cái gì.

B. M. Teplov - nhà tâm lí học Nga còn cho rằng, cùng với những thuộc tính kiểu loại chung đặc trưng cho hệ thần kinh nói chung còn có những thuộc tính kiểu loại bộ phận đặc trưng cho công việc từng vùng cửa vỏ não (Ví dụ vùng thính giác, thị giác, vận động). Nếu những thuộc tính kiểu loại chung quy định khí chất của con người thì những thuộc tính riêng lẻ có nhiều ý nghĩa trong khi nghiên cứu năng lực chuyên môn. Những kiểu chuyển tiếp những hình thức quá độ và cuối cùng là những kiểu hoạt động thần kinh cấp cao bộ phận có thể là kết quả của những tư chất nhất định hoặc chúng có thể được hình thành từ những kiểu cơ bản trong quá trình hoạt động sống của cá thể, do ảnh hưởng của những ấn tượng sống.

Theo các tài liệu nghiên cứu của tâm lí học người ta cũng đã phát hiện ra một loạt các tính chất của hệ thần kinh mà nếu được phối hợp một cách khác nhau sẽ có thể xác

định các kiểu thần kinh.

Sức mạnh của hệ thần kinh nói lên sức mạnh của quá trình hưng phấn, ức chế do năng lực hoạt động và sức bền của nó xác định, nghĩa là do khả năng của các tế bào thần kinh quy trì sự hưng phấn lâu dài hoặc rất mạnh mà không chuyển sang trạng thái ức chế quá mức. Khoa học đã chứng minh rằng: một hệ thần kinh càng yếu thì càng nhạy cảm. Vì vậy, tính nhạy cảm thị giác hay thính giác của một số cá thể có thể là chỉ số về sức mạnh hệ thần kinh của người đó. Điều này, càng khẳng định không có tính chất “xấu”, “tốt” của hệ thần kinh. Chẳng hạn, nếu một hệ thần kinh yếu sẽ có độ bền bỉ kém hơn hệ thần kinh mạnh nhưng nó lại có nhạy cảm tốt hơn hệ thần kinh mạnh. Mặc dù, trong nhiều hình thức hoạt động của con người (ví dụ thể thao), sức bền thần kinh là rất quan trọng nhưng trong những trường hợp khác thì tính nhạy cảm cao của hệ thần kinh lại rất cần thiết. Hơn thế nữa, nếu như kiểu hoạt động thần kinh cấp cao “yếu” là “không” có giá trị thì nó đã không còn tồn tại từ lâu do sự lựa chọn tự nhiên.

Paplov đã xác định sức mạnh của hệ thần kinh cả theo tốc độ hình thành các định hình động lực. Sau B. M. Teplov và V. D. Nebulinxki đã đề nghị gọi tính chất đó là tính năng động của hoạt động thần kinh cấp cao. Tính năng động đó quyết định các đặc điểm cá biệt của con người trong sự hình thành định hình động lực. Sự hình thành định hình động lực càng tốt thì các kĩ xảo chuyên môn của con người được tạo nên càng nhanh.

+ Tính linh hoạt của quá trình thần kinh được xác định dựa trên các chỉ số tốc độ hoạt động của các quá trình thần kinh: độ nảy sinh hoặc chấm dứt quá trình hưng phấn hay quá trình ức chế, tốc độ thay thế nhau của các quá trình đó; tốc độ khuyếch tán hay tập trung; tốc độ hình thành các mối liên hệ có điều kiện mới và tốc độ tái tạo các mối liên hệ đó. Tính linh hoạt sẽ bảo đảm sự thích nghi đối với những biến đổi nhanh chóng và bất ngờ của hoàn cảnh.

+ Tính bất định (dễ biến đổi) của hệ thần kinh: là một tính chất mới của hệ thần kinh luôn xác định các chỉ số tốc độ của hoạt động thần kinh cấp cao.

+ Tính cân bằng của hệ thần kinh (tính cân đối của các quá trình thần kinh): các quá trình thần kinh luôn luôn cân đối ở một mức độ nào đó khi có sự dao động nhất định hoặc là về phía hưng phấn, hoặc về phía ức chế.

Ví dụ, người ta ghi lại tần số dao động của các kết quả khi đo những chức năng nào đó (tốc độ phản ứng): tính chất chú ý, tốc độ hình thành ức chế có điều kiện, khả năng ngăn chặn những hoạt động xung động.

Ngoài những kiểu loại thần kinh cơ bản nói trênI. P. Paplov còn tìm ra ba kiểu thần kinh chỉ có ở người do sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai. Đó là: kiểu nghệ sĩ, kiểu trí tuệ; kiểu hung gian.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)