Năng lực với tính cách

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 172 - 174)

I KHÁ NỆM CHUNG VỀ NĂNG LỰC

c. Năng lực với tính cách

Những đặc điểm biểu hiện thái độ của con người đối với lao động, đối với người khác và đối với chính bản thân mình có ý nghĩa trung tâm trong tính cách của mỗi con người.

Thái độ của cá nhân đối với hiện thực (cuộc sống, sự nghiệp,...) có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển năng lực. Chẳng hạn, nếu thái độ hời hợt đối với công việc không những ảnh hưởng xấu đến kết quả lao động mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển năng lực. Ngược lại, nếu thái độ say sưa, nhiệt tình trong công việc chính là điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển năng lực. Chính ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ xã hội phân công, thái độ lao động say mê, cần cù đã có tác dụng đối với sự phát triển nhân cách, trong đó có năng lực và làm cho hoạt động cá nhân có năng suất cao. Macxim Gorki cho rằng: "Tài năng được phát triển từ tình yêu tha thiết đối với công việc...". Edison thì khẳng định: "99% của thiên tài là mồ hôi vả nước mắt". Chính trong quá trình lao động, con người không ngừng tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ về mọi mặt, các kĩ năng, kĩ xảo được hình thành và phát triển. Trong quá trình lao động, con người mới có điều kiện để phát huy sáng tạo, nảy sinh sáng kiến... Đó là những cơ sở để phát triển năng lực.

Mặt khác, tinh thần hăng say lao động, thái độ cần cù chịu khó còn có ý nghĩa tích cực đối với việc cải biến những điều kiện tự nhiên của con người, làm cho con người được tôi luyện, những cơ chế bù trừ và bổ sung được hình thành, tạo điều kiện cho việc hoàn thiện và phát triển năng lực.

chặt chẽ đối với việc phát triển năng lực của cá nhân. Năng lực của con người không phải tự nhiên mà có, cũng không phải hình thành một lần là xong, mà là kết quả của quá trình cá nhân tự rèn luyện lâu dài, gian khổ trong quá trình học tập, lao động… Thực tế cho thấy rằng, những người thực sự có tài bao giờ cũng là những người khiêm tốn, biết tôn trọng những thành tựu do bàn tay, khối óc của quần chúng sáng tạo nên, biết đánh giá đúng kết quả lao động và chỗ mạnh, chỗ yếu của mình, không bao giờ thoả mãn vả dừng lại ở những cái đã đạt được, luôn tự đề ra cho mình những yêu cầu những nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu ngày một cao, ngày một khó khăn, phức tạp. Họ luôn luôn cố gắng học tập mọi người, học tập quần chúng. Chính điều đó đã làm cho năng lực của họ không ngừng phát triển, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Thực tiễn đã chứng minh rằng: Nhiều người nhờ có tinh thần tự học cao và nghiêm túc, nên đã nhanh chóng nâng cao trình độ năng lực của mình về nhiều mặt. Ngược lại, cũng có những cán bộ thiếu khiêm tốn trong học tập, rèn luyện nên trình đô năng lực ngày càng sút kém, không theo kịp yêu cầu của thực tiễn, và trở nên thoái hoá, mất tín nhiệm.

Năng lực cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách. Một năng lực dồi dào, phát triển toàn diện là điều kiện cần thiết cho một tính cách tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán…

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 172 - 174)