Định nghĩa

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 61)

I KHÁT NỆM CHUNG VỀ XU HƯỚNG

1. Định nghĩa

Con người là một thực thể xã hội và không ngừng liên hệ với môi trường xã hội nơi người ta sinh sống và không thể tồn tại phát triển nếu không có môi trường đó. Con người có thể tiếp nhận từ xã hội tất cả những gì cần thiết nhờ hoạt động có chủ định của mình. Nghĩa là, hoạt động của cá nhân trong cộng đồng bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó. Không thể có một hoạt động không có mục tiêu, không có đối tượng không có phương hướng. Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lí của mỗi người như là xu hướng của nhân cách. Cá nhân có thể hướng hoạt động của mình vào một đối tượng nào đó có nhiều ý nghĩa đối với bản thân.

Đối tượng ấy có thể phản ảnh vào đầu óc cá nhân dưới nhiều mức độ: - Mức độ thấp: Cá nhân chỉ mới phản ảnh được hình ảnh của đối tượng. - Mức độ cao:

+ Hiểu được đầy đủ, sâu sắc đối tượng. + Có tình cảm tốt đẹp đối với đối tượng.

+ Có ý chí mạnh mẽ thôi thúc con người đi đến hành động.

Sự hướng tới này của cá nhân thường không phải chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà là lâu dài, thậm chí cả cuộc đời, có tính ổn định. Tâm lí học cho đó là xu hướng của cá nhân.

Một số nhà tâm lí học Liên Xô (cũ) đã đưa ra khái niệm xu hướng như sau:

V N. Miaxisev và N. D. Levitov coi xu hướng nhân cách là lập trường lựa chọn rung cảm riêng của con người đối với hiện thực trong đó có đời sống con người đối với hoạt động.

A. G. Kovalev coi xu hướng là tính tích cực của sự lựa chọn của nhân cách về lập trường và hoạt động.

P. A. Rudik coi xu hướng cá nhân là những nét riêng hay tính chất cá nhân mà khi tổng hợp lại thì xác định các động cơ và các đặc điểm hành vi của con người trong điều kiện của một môi trường xã hội nhất định. Các nét riêng đó là hướng tâm lí cá nhân: nhu

cầu, hứng thú, thế giới quan, niềm tin chính trị và tư tưởng cá nhân.

V. S. Merlin hiểu xu hướng là đặc điểm tâm lí xác định khuynh hướng toàn bộ hoạt động của con người trong hoàn cảnh cụ thể.

G. D. Lukoe và K.K. Platonov coi xu hướng nhân cách là biểu hiện hoạt động tích cực hưởng đến việc đạt được mục đích quan trọng của cuộc sống.

X. L. Rubinxtein xếp nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, tâm thế, khuynh hướng vào xu hướng.

Cho dù khác nhau trong việc đề cập đến nhân cách, tất cả các quan điểm nói trên đều cho rằng xu hướng là đặc điểm chủ đạo của nhân cách.

Từ những quan niệm trên đây, ta có thể định nghĩa xu hướng như sau:

Xu hướng là: hệ thống những thúc đẩy quy định tính lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người hướng tới mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của bản thân

- Hệ thống những sự thúc đẩy:

+ Không phải chỉ có một hoặc hai thuộc tính tâm lí cá nhân hình thành thúc đẩy. + Hệ thống tức là nói lên tính khái quát của các mặt biểu hiện, sự hoàn chỉnh của các mặt đó.

+ Quy định tính lựa chọn thái độ của con người đối với hiện thực. - Tính tích cực của con người:

+ Cá nhân không chỉ là đối tượng, khách thể của quan hệ xã hội mà còn là chủ thể, là một bộ phận tích cực trong sự tác động qua lại đối với thế giới khách quan và trong quan hệ với mọi người.

+ Tính tích cực là yếu tố quan trọng nhất. Con người tích cực là con người sáng tạo ra lịch sử. Sự sáng tạo không phải là tự ý mà là cần thiết dưới sự tác động của những quy luật khách quan xã hội, đồng thời nó cũng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của cá nhân.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)