Vai trò của xu hướng

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 64 - 65)

I KHÁT NỆM CHUNG VỀ XU HƯỚNG

3. Vai trò của xu hướng

a. Xu hướng đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động tâm lí của con người. Trong các công trình nghiên cứu của Đ N. Udơnátde (1887 - 1943) và các học trò của ông ở Liên Xô (Cũ) như I. I. Bơgialava, V. K Morakitde, IX Pranghisơvili... đã xác định hiện tượng hướng tâm lí (xu hướng) không chỉ xảy ra khi tri giác mà cả trong các hiện tượng tâm lí khác như: tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ý chí, tính cách, trong các quan hệ cá nhân, trong hành vi (tức là trong tất cả các trường hợp khi mà con người lập lại sự tác động tương hỗ với môi trường xung quanh trong những điều kiện tương tự nhau). Việc lặp lại nhiều lần các hình thức hành vi nhất định để đáp lại những tình huống xảy ra bên ngoài của môi trường sẽ tạo nên ở con người hướng tâm lí về hoạt động theo một cách nhất định khi tình huống đó tiếp tục nảy sinh.

b. Xu hướng đóng vai trò động lực thôi thúc, kích thích con người hoạt động. Các tài liệu thu được trong các thí nghiệm của trường phái tâm lí Đ.N Udơnátde đã bác bỏ công thức hai thành phần do những người theo Thuyết Hành vi đề ra - một công thức xác định bản chất của hành vi con người khi có sự tác động của môi trường bên ngoài (kích thích - phản ứng). Thuyết hướng tâm lí đã xây dựng cơ sở và lập luận bằng thực nghiệm công thức ba thành phần của hành vi: kích thích - hướng tâm lí - hành vi.

Môi trường bên ngoài tác động vào hành vi của con người không phải trực tiếp, mà là tác động vào chủ thể hoạt động vừa làm thay đổi chủ thể tương ứng với tình huống vừa

nảy sinh, vừa gây nên ở chủ thể hướng tâm lí đối với một hành vi nhất định, giữa môi trường bên ngoài và hành vi tồn tại một cơ chế xác định hành vi đó. Thực tế, xu hướng thể hiện như một thuộc tính tạo nên tính hệ thống của nhân cách, quy định đặc điểm tâm lí của nhân cách. Chính thuộc tính này đã thôi thúc cá nhân hành động, thể hiện động cơ và thái độ chủ quan của cá nhân tới các mặt khác nhau của hiện thực. Đó là toàn thể hệ thống các đặc điểm nhân cách. Xét tổng thể, có thể đánh giá xu hướng như là mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội (ý nói những giá trị vật chất lẫn tinh thần đối với cái mà nó làm cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển xã hội). Nói như thế có nghĩa, một cá nhân cụ thể tham gia vào các quá trình xã hội khác nhau (tạo ra các điều kiện để chúng phát triển, chống lại, kìm hãm, hay lảng tránh không tham dự vào các quá trình đó) - phụ thuộc vào xu hướng nhân cách. Xu hướng này được tạo ra trong quá trình phát triển nhân cách, trong hệ thống quan hệ xã hội. X. L. Rubixtein nhận xét: "Vấn đề xu hướng - trước tiên đó là vấn đề các khuynh hướng năng động, chúng là động cơ tạo nên hoạt động, còn về phía mình - chúng được tạo ra bởi các mục đích và nhiệm vụ của nhân cách".

Như vậy, xu hướng đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người (trong đó có cả những hành động riêng lẻ). Đồng thời vừa động viên, kích thích những hiện tượng tâm lí cần thiết cho sự định hướng như: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng..., vừa mang lại cho chúng một tính chất nhất định (có liên quan đến tâm lí chuyên môn - tâm lí nghề nghiệp). Nội dung của xu hướng thể hiện sự hiểu biết nhất định là, cần phải thực hiện cái gì và thực hiện như thế nào, thời gian bao lâu, trong tình huống đó. Xu hướng dường như chứa đựng trong mình một thuật toán về hoạt động sắp phải tiến hành. Vì vậy, nó xác định trước hoạt động sắp tới của con người.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)