BÀI TẬP Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 56 - 60)

Bài tập số 5: Xác định các phẩm chất ý chí theo đặc trưng của chúng. Chỉ dẫn: Đọc cho sinh viên bài văn sau đây:

"Hà học sinh nữ lớp 5, 11 tuổi, Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Có thầy giáo nhận xét về em: hay nói chuyện với bạn ngồi cạnh, hay những việc riêng... Một

lần Hà kiếm được ở đâu một con búp bê nhỏ và chơi với búp bê trong giờ học. Cô giáo dạy tiếng Anh buộc phải lấy con búp bê và quở trách em. Mặc dù Hà nói chung không vi phạm kỉ luật trong lớp vào giờ học, nhưng sự tập trung chú ý của em thấp. Một lần sau khi kể lại một tư liệu mới, thầy giáo Lịch sử gọi em đứng lên nhắc lại. Hà đứng dậy, bắt đầu cắn môi dưới (thói quen của em trong những trường hợp như thế) và không thể nói gì. Thế mà Hà đã nhìn thầy giáo trong khi thầy kể chuyện và hình như em đã nghe thầy. Nhiều giáo viên đã nhận xét về việc em không chú ý. Ví dụ khi em nhìn lên bảng ở đó có viết một mệnh đề. Chỉ cần có một đứa bạn cùng bàn làm một cử động mạnh là em đã quay sang nhìn cậu ta. Một lúc sau, cái cửa kêu là em lại nhìn tới cửa. Ngay cả điều mà lúc này chiếm lấy tâm trí cô bé cũng không còn là đối tượng chú ý lớn. Sự chú ý không chủ định chóng tắt đi và em lại tìm một đối tượng mới để chú ý. Em không thể bắt mình để nhìn, nghe, nhớ và nghĩ lâu.

Hà học bài ở nhà đều đặn. Nhưng em chỉ ngồi vào bàn học khi bố mẹ nhắc nhở. Em giữ một trật tự nhất định trong việc học bài: lúc đầu làm những bài viết, và sau đó học bài. Em làm những bài tập viết Tiếng Anh và Toán mà không đọc lại các quy tắc (em không biết nhiều quy tắc). Kết quả của việc làm bài tập viết như vậy là một đống lỗi. Trật tự làm bài ở nhà rõ ràng không phải là kết quả của việc sử đụng hợp lí thời gian và sức lực mà là muốn viết cho thật nhanh để coi như đã làm xong bài. Theo lời bố mẹ, Hà thường yêu cầu bố mẹ giúp đỡ, nhưng em yêu cầu bố mẹ đừng giảng giải mà chỉ nhắc thôi. Khi bố mẹ bắt đầu giảng giải cho em, em quay về phía khác và không nghe nữa. Em đọc qua ngay cả những bài về môn Toán và nói là: "Đã học thuộc" nhưng khi bố mẹ hỏi em: "Con có hiểu không?" em trả lời: "Con đọc rồi". Khi kiểm tra hoá ra em chỉ làm quen với tài liệu chứ chưa nắm được. Hà không muốn và không biết kiểm tra mình bằng sự tái hiện. Để tái hiện cần phải cố gắng nhưng em chỉ đọc, theo dõi thì dễ hơn. Hà không thích đọc và đọc ít, kĩ thuật đọc yếu và lướt qua. Khi đọc em - tốn nhiều thì giờ và sức lực cho việc hiểu các từ, nội dung rơi ra ngoài phạm vi chú ý nên việc đọc trở nên không thú vị. Em ghi nhớ kém, vì những từ bị hiểu lệch, không cho phép hiểu rõ những điều đã được đọc. Hà thích vô tuyến truyền hình. Em có thể ngồi lâu trước màn chiếu vì thấy ở đây không có một sự căng thẳng nào, không một cố gắng nào và điều đó hấp dẫn em.

Thái độ của Hà đối với giáo viên dựa vào thái độ của họ đối với em. Có khi Hà thực hiện yêu cầu của giáo viên hết sức nghiêm túc, mà không phản đối, có khi em đáp lại lời quở trách với giọng nặng nề và thô bạo bằng những cái nhăn mặt. Đối với giáo viên nào chú ý tới thành công của em và bỏ qua những thất bại, Hà tỏ ra thích thú, "thiện cảm" hơn.

Ở Hà, các phẩm chất trái ngược nhau, kết hợp với nhau một cách độc đáo: Em hiền lành, nhưng có lúc thô bạo với bạn bè; cởi mở trong hoàn cảnh quen thuộc với những người quen biết, nhưng lại kín đáo và rụt rè với những người lạ; bối rối đứng trên bảng trả lời trước cả lớp, sáng ý (đặc điểm trong các trò đùa nghịch) và không linh hoạt, không sáng ý (trong các công việc học tập)".

Câu hỏi chỉ dẫn

1. Hãy nêu những phẩm chất của ý chí.

2. Những nét tính cách nào biểu hiện rõ rệt ở em Hà?

3. Tại sao ở Hà có những phẩm chất ý chí và nét tính cách ấy?

Bài tập số 6: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi

Hùng 16 tuổi, học sinh lớp 10. Một chú bé không cao, vai rộng, phát triển tốt về thể chất. Hùng ở trung tâm thành phố không có điều kiện thích hợp để tập thể dục thể thao đều đặn. Nhưng theo lời khuyên của thầy giáo, Hùng tập điền kinh hạng nhẹ và đã tìm ra các điều kiện để làm điều đó. Hàng ngày vào chiều tối em chạy 15 phút trên sân, xung quanh một vườn hoa. Mưa gió không làm em ngừng tập. Một lần người ta hỏi em, em là đã tập lâu chưa, Hùng trả lời: được gần 1 năm. Vào cuối lớp 10 em bắt đầu tập và tập cho đến bây giờ. Đối với câu hỏi em có tập hàng ngày không và nếu có thì ai đã bắt buộc em. Hùng trả lời rằng em đã quen, và mỗi khi thấy lười em lại nhớ tới lời hứa tập luyện hàng ngày với thầy giáo và em lại đi ra đường. Không ai bắt buộc em bao giờ cả và em cũng không cần đến điều đó. Đôi khi, mẹ em không cho phép tập nhất là thời tiết xấu, nhưng em vẫn đi ra.

Hùng học tốt, điểm hàng ngày phần lớn là 8; 9, một vài môn được điểm 10. Theo nhận xét của các giáo viên, em không có gì nổi bật, có một trí nhớ trung bình và suy nghĩ chậm. Trong giờ học, Hùng luôn luôn chú ý. Bạn cùng bàn cũng nhận xét: Lúc thầy giáo kể chuyện bạn bên cạnh hay hỏi linh tinh, song chỉ thế nào Hùng cũng không trả lời. Nếu bạn có trách móc thì em chỉ nhe răng, còn đấm cho một quả vào bạn nữa. Hùng làm bài ở nhà đều đặn vào một thời gian nhất định từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối. Đôi lúc em cũng nghỉ giải lao, nhưng không thích có ai lôi cuốn vào những việc khác. Hùng Em có một cái bể nuôi cá. Mọi việc có liên quan đến việc giữ gìn cái bể là nghĩa vụ của Hùng. Bố em không cần phải nhắc em lời nào về chuyện ấy".

1. Sự điều chỉnh ý chí của Hùng được thể hiện ở những công việc và những hành vi cụ thể nào?

2. Hành vi hoặc công việc được thực hiện một cách đều đặn là bằng chứng về phẩm chất ý chí nào của Hùng?

Bài tập số 7: Sinh viên tự làm bài tại lớp trong vòng 10 phút, sau đó giáo viên thu lại.

- Sinh viên tự kể một câu chuyện về hành động ý chí mà họ đã biết. - Chỉ ra các giai đoạn của một hành động ý chí.

Chương 2. XU HƯỚNG NHÂN CÁCH

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)