Giáo dục nhu cầu và hứng thú nhận thức

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 185 - 186)

IV – VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀ

e. Giáo dục nhu cầu và hứng thú nhận thức

Nhu cầu nhận thức là nguồn gốc hình thành hứng thú nhận thức. Ngược lại, hứng thú nhận thức là dạng biểu hiện của nhu cầu nhận thức. Nhu cầu thông tin và kiến thức, nhu cầu hoạt động trí tuệ sáng tạo là cơ sở hình thành hứng thú nhận thức.

Sự xuất hiện sớm các hứng thú là dấu hiệu quan trọng của năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Vì vậy, trong giáo dục cần khuyến khích các em muốn được làm theo hứng thú của mình, kể cả những hứng thú không liên quan đến lĩnh vực được đề cập đến ở lớp, ở trường. Những học sinh sáng tạo thường có hứng thú lệch ra ngoài bài giảng trên lớp. Trong trường hợp đó, giáo viên không những không hạn chế những hứng thú đó của các em mà còn phải tìm ra phương pháp khuyến khích, bồi đắp hứng thú đó. Để làm được việc này, giáo viên phải thật độ lượng, đồng cảm với niềm say mê, hứng thú của học sinh, không được tỏ thái độ hạn chế, trấn áp hay trừng phạt các em về sự không tập trung vào bài giảng. Nhiệm vụ đào tạo tài năng được bắt đầu từ sự phát triển các hứng thú cho học sinh ở những lĩnh vực nhất định.

Khả năng hình thành các nhu cầu nhận thức trong quá trình sư phạm tuỳ thuộc vào nội dung giảng dạy và kiểu cách truyền thụ của giáo viên và cách thức tổ chức hoạt động trí tuệ của học sinh. Sự khai thác cái mới trong nội dụng bài giảng, sự cấu trúc lại tri thức, sự trình bày lại con đường sáng tạo của các nhà khoa học có tác dụng thúc đẩy hứng thú nhận thức và phát triển tài năng học sinh. Bên cạnh bài giảng trên lớp, các hoạt động ngoại khoá, hoạt động thực tiễn... cũng tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển tài năng của học

sinh.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 185 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)