Bồi dưỡng nhân tà

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 182 - 183)

IV – VẤN ĐỀ PHÁT HIỆN NĂNG KHIẾU VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN TÀ

2. Bồi dưỡng nhân tà

Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài hiện nay trong khoa học vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như, Thuyết Phát triển nội sinh, Thuyết Phát triển ngoại sinh, Thuyết Hội tụ...

Quan điểm macxít cho rằng con người không phải là khách thể thụ động của những yếu tố phát triển của nó, không phải là kết quả cơ học của di truyền, bẩm sinh, của môi trường hay của sự phát triển chung của hai yếu tố đó. Con người tự tạo ra nhân cách của mình chủ yếu bằng hoạt động tương tác tích cực với các điều kiện sống bên ngoài - môi trường tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh họ. Những điều kiện này không tác động trực tiếp mà tác động một cách gián tiếp thông qua hoạt động của cá nhân.

Điều kiện môi trường, trước hết là môi trường giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục là tổ chức mọi điều kiện phát triển sao cho trẻ em tiếp thu và thực hiện những yêu cầu của thực tiễn, hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với mục đích giáo dục do xã hội đề ra.

Theo các nhà tâm lí học Nga thì tài năng là một đặc tính của nhân cách có thể giáo dục đào tạo được. Vào những năm 80 của thế kỉ trước, các nhà giáo dục của Liên bang Nga cho rằng, trong nhân dân có rất nhiều tài năng, tài năng không tự nhiên có mà chính là do con người tạo ra. Xã hội thiếu tài năng là do nhà trường và xã hội không đặt ra nhiệm vụ đào tạo tài năng hoặc đặt ra nhưng chưa đào tạo đúng. Theo tiến sĩ Volcov, về nguyên tắc đào tạo tài năng là không khó, chỉ cần nhà trường biết tạo điều kiện cho học sinh thử sức trong các hoạt động sáng tạo khác nhau.

Các nhà giáo dục Đức cho rằng, bồi dưỡng nhân tài là hình thành ở học sinh những thuộc tính của nhân cách như hứng thú trí tuệ, tính nhạy cảm, trí tưởng tượng... Bồi dưỡng tài năng chính là làm bộc lộ nhu cầu trí tuệ và khát vọng thực hiện nhu cầu đó.

hội thảo Tokyo - 1993) thống nhất cho lằng: Đào tạo, bồi dưỡng tài năng không phải là truyền thụ có tính áp đặt những tri thức, kĩ năng, mà đơn giản là tạo cơ hội cho học sinh có năng khiếu cao thể hiện tài năng bằng các hoạt động bổ sung, nâng cao, trong đó các em được động viên, khuyến khích, hỗ trợ để đương đầu với những thử thách ngày càng cao trong học tập hay luyện tập.

Quá trình bồi dưỡng nhân tài có thể tiến hành như sau:

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 182 - 183)