KHÁ NỆM VỀ TÍNH CÁCH

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 141)

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 4. TÍNH CÁCH

Tính cách là mặt đạo đức, là cốt lõi của nhân cách, là mục đích cuộc sống của con người. Tính cách là một thành phần cốt lõi của nhân cách.

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng từ “tính tình”, “tính nết”, “tư cách”, “phẩm chất”... để chỉ tính cách. Những nét tính cách tốt thường được gọi là “đặc tính”, “lòng”, “tinh thần”, những nét tính cách xấu thường gọi là “thói”, “tật”. Vậy tính cách là gì?

1. Khái niệm tính cách

Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.

Có thể định nghĩa ngắn gọn: tính cách là thái độ đã được củng cố trong những phương thức hành vi quen thuộc.

Những sự khác biệt cá nhân giữa người và người không chỉ biểu hiện qua khí chất mà còn qua tính cách của họ. Từ tính cách xuất phát từ tiếng Hi Lạp – Charakter nghĩa là dấu vết, dấu ấn. Còn đối với cá tính con người thì có nghĩa là những đặc điểm biểu hiện rõ ràng của cá tính.

Cần phân biệt tính cách, nét tính cách và hành vi ngẫu nhiên:

+ Nét tính cách là thuộc tính tâm lí cá nhân, những nét tính cách tốt như: chân thật, nhân hậu, cần cù v.v..., những nét tính cách xấu gọi là "thói" như: tham lam, lười biếng, cẩu thả...

+ Tính cách là thuộc tính tâm lí của cá nhân nó là mặt đạo đức của nhân cách.

+ Hành vi ngẫu nhiên là những hành vi nảy sinh tức thời bột phát trong một tình huống cụ thể nào đó, nó không được lặp đi lặp lại không được củng cố qua thực tiễn. Ví dụ: Một thanh niên khi lên xe gặp người già, phụ nữ thì chen lấn xô đẩy nhưng lại nhường chỗ ngồi cho một cô gái xinh đẹp, đó là hành vi ngẫu nhiên, không ổn định, không phải là nét tính cách lịch sự của anh ta. Vì vậy, nếu hành vi đó được lặp đi lặp lại trở thành ổn định sẽ là nét tính cách.

Nói đến tính cách không phải là nói đến những đặc điểm hành vi ngẫu nhiên của một người nào đó mà là những phương thức hành vi ổn định, quen thuộc đối với họ, những phương thức hành vi mà chúng biểu thị nhân cách của con người, biểu thị thái độ đối với thế giới.

Tính cách không bao trùm các quá trình tri giác, tư duy, tình cảm, ý chí. Tính cách cũng không phải là số trung bình cộng của các hiện tượng tâm lí khác nhau. Tính cách là một cấu tạo hoàn chỉnh, độc đáo phụ thuộc vào những tác động của cuộc sống, là một hệ thống bao gồm, những thuộc tính như xu hướng, ý chí, đặc điểm trí tuệ và tình cảm được hình thành, phản ánh cuộc sống và hoạt động của cá nhân.

Những thái độ đối với thế giới, những cách hành động và xử sự riêng biệt của một người hay một nhóm người đều hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động, trong những điều kiện xã hội nhất định của cuộc sống. Tất cả những thái độ đã hình thành và có tính chất chủ đạo như thế của con người đối với xã hội, đối với bản thân và những cách cư xử quen thuộc trong môi trường xã hội tạo thành tính cách của mỗi người.

- Tính cách của con người thể hiện một phong cách sống nhất định trong nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, mục đích, tình cảm và ý chí. Những yếu tố này biểu hiện ở chỗ cá nhân lựa chọn một hoạt động và hành vi, thái độ và cách đối xử như thế này hoặc như thế kia. Tuy nhiên, trong hệ thống những thuộc tính tâm lí thì niềm tin, thái độ và thói quen đạo đức giữ vai trò trung tâm trong tính cách con người. Nghĩa là, tính cách là tập hợp những đặc điểm tâm lí bền vững nhất của nhân cách, thể hiện qua hành vi và hành động của họ.

- Nói tới tính cách là nói đến cái điển hình và cái cá biệt trong nhân cách. Tính cách không phải không phải di truyền, cũng không phải là một thuộc tính bất biến của nhân cách. Tính cách của con người được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường, của kinh nghiệm sống, của giáo dục và tự giáo dục. Các ảnh hưởng này gồm hai loại:

+ Thứ nhất. Đó là những ảnh hưởng xã hội lịch sử, bởi vì mỗi người đều sống trong một chế độ xã hội nhất định, trong một thời đại, một môi trường xã hội nhất định, nên họ sẽ được hình thành như là một nhân cách dưới ảnh hưởng của những điều kiện đó.

+ Thứ hai. Đó là những ảnh hưởng cá thể độc đáo. Bởi vì những điều kiện sống và hoạt động của mỗi người, con đường sống của họ đều rất độc đáo và không lặp lại. Tính cách của mỗi người vừa được quy định bởi hoàn cảnh xã hội của họ, vừa được quy định bởi cả đời sống cá nhân của họ. Nói cách khác, tính cách của mỗi người đều là sự thống nhất của cái điển hình và cái cá biệt. Trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt - đặc trưng riêng cho mỗi người. Cái chung và cái riêng kết hợp với nhau, tạo thành một sắc thái thống nhất của nhân cách, một cung cách hành vi nhất quán của con người. Nắm rõ đặc điểm này và giải quyết đúng đắn vấn đề về cái điển hình và cái cá biệt trong tính cách

sẽ có ý nghĩa sư phạm to lớn. Nhà trường không phải chỉ giáo dục cá tính nói chung mà phải giáo dục tính cách điển hình của con người Việt Nam.

3. Những thuộc tính tổng hợp của tính cách

Khi phân tích tính cách một cá nhân, người ta thường nói lên những nét điển hình của người đó về đặc điểm đạo đức và ý chí...

Trong khoa học về tính cách, người ta đã thử tìm nhiều cách xác định các nét tính cách. Có người chỉ kể ra những cử chỉ, cách nói năng điều hành của mỗi người; có người lại tìm cách xác định những nét cơ bản của tính cách dựa trên các thái độ căn bản của họ đối với xã hội đối với lao động, đối với bản thân, đối với người khác.

Những cách xác định tính cách cá nhân trên đây mang tính phiến diện. Để khắc phục những hạn chế trên đây, A. G. Covaliov tách ra trong tính cách những nét tổng hợp, quy tụ trong đó nhiều thuộc tính của cá nhân cụ thể những thuộc tính đó là:

- Mặt đạo đức của tính cách nói lên đặc điểm của con người trong thái độ của người đó đối với mọi người và đối với nhiệm vụ xã hội cũng như trong cách cư xử của người đó.

Lòng nhân ái, thái độ quan tâm tới mọi người, lòng tốt, yêu lao động, kĩ năng làm việc tập thể, ý chí... tất cả những phẩm chất đó nói lên nội dung và hình thức tính cách của con người có tinh thần tập thể. Tuy nhiên, trong xã hội ta gặp không ít những người sẵn sàng phản bội tập thể và đồng chí khi gặp khó khăn, sống vô cảm trước niềm đau, nỗi buồn của người khác. Đó là những người vô liêm sỉ, không còn tình người.

- Tính đầy đủ của tính cách nói lên sự phong phú của cá nhân. Con người phát triển toàn diện là mẫu hình của tính cách mà xã hội hướng tới.

Đối lập lại là con người phiến diện, có một thế giới tâm hồn nghèo nàn và chật hẹp. - Tính thuần nhất của tính cách nói lên sự thống nhất bên trong của cá nhân, sự thống nhất giữa tâm thế và việc làm, giữa các thái độ và hành vi của cá nhân trong thực tế. Người có tính cách thuần nhất là con người rất rõ ràng, dứt khoát trong cuộc sống. Đối với họ, ta có thể dễ nói trước ngày mai hoặc ngày kia họ sẽ làm gì và họ sẽ xử sự ra sao trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. F.Ten man viết: "Tính thuần nhất của tính cách là một phẩm chất không thể tách rời được của một con người tiến bộ".

Một người có tính cách thuần nhất là người có lòng tin, lời nói và việc làm của họ đi đôi với nhau, có thái độ, nguyên tắc nhất quán khi giải quyết bất cứ vấn đề xã hội hoặc cá nhân nào. Ngược lại, người có tính cách không thuần nhất là người mà giữa ý nghĩ, lời nói và việc làm không đi đôi với nhau. Con người như thế không đáng tin cậy trong tình bạn, tình yêu, trong lao động và cuộc sống nói chung.

- Sức mạnh của tính cách chính là nghị lực của cá nhân.

vàng mà còn biết bảo vệ các niềm tin của mình, biết đạt được mục đích đã đề ra cho dù có thể phải đối mặt với trở ngại nhiều khó khăn. Đặc điểm của con người có tính cách mạnh mẽ là có lòng say mê với sự nghiệp, có khả năng phát huy sức lực tối đa, có tính kiên định và dũng cảm. Trái với thuộc tính đó, con người có tính cách yếu ớt thường tỏ ra chần chừ, luôn luôn dao động, không kiên định trong quan điểm và thái độ. Người có tính cách yếu ớt vốn dễ thoả hiệp, ít hoạt động và hèn nhát khi gặp nguy nan.

Tính độc đáo của tính cách là cái làm cho con người khác hẳn với những người xung quanh, là biểu hiện tính chất riêng biệt chỉ có ở người đó.

- Sự cân bằng của tính cách là điều kiện thuận lợi cho hoạt động và hành vi trong sự giao tiếp với mọi người.

Một người có tính cách cân bằng có thể giải quyết vấn đề một cách sáng suốt, tỏ ra can đảm... trong tình huống khó khăn. Đồng thời, thuộc tính này giúp con người có một cuộc sống điều độ làm việc một cách nhịp nhàng, lao động và nghỉ ngơi hợp lí. Con người không có tính cách cân bằng sẽ gây nhiều phiền muộn cho người khác và cho bản thân mình.

Tất cả những thuộc tính tổng hợp cua tính cách đã nói ở trên phản ánh những phẩm chất của cá nhân. Chẳng hạn, mặt đạo đức của tính cách chẳng những bộc lộ niềm tin mà còn bộc lộ cả các thói quen tương ứng, các đặc điểm cảm xúc và ý chí của con người.

Những nét tổng hợp của tính cách có thể kết hợp hài hoà với nhau hoặc đối lập nhau. Trong đó, đạo đức là mặt cốt lõi của tính cách.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)