Giáo dục và rèn luyện ý chí

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 48)

II -Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2. Hành động ý chí

2.4. Giáo dục và rèn luyện ý chí

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông trong những điều kiện giáo dục bình thường, thì sự phát triển ý chí ở các em đã đạt đến mức phát triển cao. Những đặc điểm điển hình ở lứa tuổi thanh niên như: ước mơ về tự ý thức, nhu cầu tự khẳng định có hoài bão, lí tưởng... đã thúc đẩy các em đánh giá lại thái độ của mình đối với việc học tập, lao động, đối với hành vi đạo đức và ý chí.

Hành vi ý chí của thanh niên học sinh được đặc trưng bởi tính kiềm chế và tự chủ, bởi kĩ năng chịu đựng, sự nỗ lực trong lao động lâu dài. Trong khi mong muốn phát triển những phẩm chất ý chí và tránh khỏi những thiếu sót trong hành vi, thanh niên học sinh đã sử dụng rộng rãi các thủ thuật tự kiểm tra và tự cam kết.

Đại đa số học sinh trung học phổ thông đã hiểu được chính xác rằng ý chí được rèn luyện không phải trong những trường hợp đặc biệt, khác thường mà trong việc thực hiện các công việc hàng ngày. Bởi vậy, các em đã biết vạch kế hoạch cho hoạt động học tập, nghỉ ngơi, lao động và cố gắng thực hiện kế hoạch của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thanh niên trong trường học, trong nhà máy, xí nghiệp... làm việc không có kế hoạch

thiếu tự chủ, thiếu khả năng nhận biết hành động của mình. Vì vậy, việc giáo dục ý chí cho học sinh phổ thông trung học là một công việc có ý nghĩa quan trọng trong sự chuẩn bị cho các em bước vào đời.

- Một số biện pháp giáo dục ý chí cho học sinh trung học phổ thông.

+ Việc giáo dục ý chí cho học sinh trước hết là sự phát triển và củng cố các phẩm chất tốt của ý chí, như tính mục đích, tính tự chủ, tính kiên trì... Giáo dục ý chí còn bao gồm cả việc ngăn ngừa những biểu hiện của hành vi ý chí xấu; hạn chế và loại trừ những phẩm chất đó nảy sinh.

+ Việc giáo dục ý chí được gắn liền với việc bồi dưỡng tư duy và tình cảm cho học sinh. Trong khi phát triển tư duy cho học sinh chúng ta đã bồi dưỡng cho các em khả năng vạch ra mục đích một cách tự giác nhất, lựa chọn các quyết định và hành động một cách có căn cứ nhất. Trong khi giáo dục những tình cảm đạo đức tốt đẹp, chúng ta đã tạo ra những kích thích thúc đẩy các em đi đến quyết định và hành động có đạo đức cũng như những sự đánh giá về mặt đạo đức đối với những quyết định và hành động đã lựa chọn và thực hiện. Bởi vì, giáo dục tình cảm cũng chính là giáo dục động cơ của hành động cho học sinh.

Để phát triển ý chí một cách có hiệu quả cần phải tìm ra được những điều kiện mà trong đó tác động giáo dục bảo đảm được sự thống nhất của các tri thức về chuẩn đạo đức và các con đường thực hiện, hành vi và hành động của học sinh trong đời sống.

+ Trong việc giáo dục và tự giáo dục ý chí thì sự phát triển năng lực nỗ lực ý chí phải giữ vị trí trung tâm: Cần phải rèn luyện sao cho học sinh có thói quen đưa ra quyết định và hành động; thói quen làm việc gì cũng lâm đến cùng không bao giờ bỏ cuộc cho dù công việc đó có khó khăn gian khổ vất vả; nên rèn luyện ý chí cho các em trong những tình huống cụ thể sao cho mỗi khi cần thiết thì có thể tập trung mọi năng lượng (thể lực, xúc cảm, trí tuệ) vào hành động ý chí.

+ Giáo dục ý chí - đó là việc giáo dục nhân cách nói chung chứ không phải một mặt nào đó của nó, bao gồm cả việc giáo dục, thế giới quan, lí tưởng, niềm tin, tính cách, năng lực, khí chất... Giáo dục ý chí không được giới hạn ở việc hình thành các thể hiện riêng lẻ của ý chí mà phải củng cố những thể hiện đó, làm cho nó trở thành nhưng khuynh hướng, những phẩm chất nhân cách thường xuyên của mình.

Những phẩm chất nhân cách thường xuyên được củng cố sẽ trở thành những nét tính cách. Nói như thế có nghĩa là giáo dục ý chí đồng thời là giáo dục những nét ý chí của tính cách.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)