Sự hình thành tính cách

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 152 - 153)

IV GIÁO DỤC TÍNH CÁCH

1. Sự hình thành tính cách

Tính cách hình thành do sự kết hợp, hay thống nhất của các thuộc tính khác nhau của cá nhân. Những thuộc tính này hình thành dưới ảnh hưởng của cuộc sống và của giáo dục. Tính cách được hình thành trong các hoạt động đa dạng và phong phú như: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội... Những hoạt động này chủ yếu được tổ chức tập thể. Vì thế, phải chú ý sự định hướng cho mỗi thành viên trong hoạt động ấy.

- Tính cách được hình thành trong tập thể thông qua tập thể do vậy tính cách, các nét tính cách tốt sẽ được phát huy theo định hướng giá trị xã hội. Nói như vậy có nghĩa là các hoạt động phải được tổ chức trong tập thể. Cụ thể là:

+ Hoạt động phải có mục đích cao cả.

+ Tạo ra tâm trạng thoả mái giữa các thành viên trong tập thể. + Tạo ra dư luận lành mạnh.

+ Đặt vị trí của mỗi thành viên trong tập thể một cách hợp lí để mỗi thành viên có thể phát huy tối đa những nét tính cách tốt độc đáo của mình.

- Tính cách hình thành, phát triển trong môi trường giáo dục thống nhất, giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội.

- Tính cách được hình thành bằng con đường tự giáo dục của mỗi cá nhân.

Để hình thành một tính cách, nét tính cách tốt đáp ứng những yêu cầu của xã hội, không phải dễ dàng, trong thời gian ngắn mà phải qua quá trình giáo dục ở gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là vai trò tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo đức của từng cá nhân. Chính yếu tố này mới đóng vai trò quyết định cho sự hình thành nhân cách nói chung và tính cách nói riêng.

Người ta cho rằng, trí tuệ hình thành trong tĩnh tại, tính cách hình thành trong giông tố điều đó muốn nói lên tính cách hình thành trong sự đấu tranh động cơ. Trong sự đấu tranh giữa những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài để xác định cho mình một lối sống, cách sống, phong độ sống khác với mọi người khác mà vẫn giữ cho mình những giá trị, quy tắc xã hội yêu cầu. Đồng thời, vẫn giữ được những nét tính cách độc đáo của riêng mình.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 152 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)