II CÁC MẶT BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA XU HƯỚNG
b. Những chức năng cơ bản của hứng thú
- Hứng thú làm cho hoạt động nhận thức được tăng cường và con người trở nên tích cực.
+ Hứng thu về sự vật, hiện tượng nào đó sẽ tách sự vật, hiện tượng đó ra khỏi vô số sự vật, hiện tượng khác và tập trung chú ý vào đó một cách dễ dàng, ghi nhớ nhanh; tái nhận, tái hiện nhanh, tư duy tích cực, sâu sắc hơn, trí tưởng tượng nhạy bén hơn.
+ Hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó. Khát vọng này được biểu hiện ở chỗ, cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lí (tri giác, tư duy, tưởng tượng...) trong quá trình tiếp cận nó.
Hứng thú bao giờ cũng kèm theo một trạng thái cảm xúc, một tình cảm dễ chịu.
+ Đặc trưng nổi bật của hứng thú là tính có ý thức và lực hấp dẫn mang màu sắc xúc cảm (cảm tình, thiện cảm) của nó, một hứng thú bao giờ cũng bao gồm cả hai yếu tố này. Thành phần xúc cảm của hứng thú mang tính chất đặc trưng để phân biệt nó với nhu cầu.
+ Vì những thuộc tính của đối tượng đã ít nhiều đáp ứng được tâm trạng hoặc thích hợp với thói quen của cá nhân nên cùng một đối tượng không thể gây ra sự rung cảm như
nhau ở tất cả mọi người.
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động. Khi có hứng thú với một đối tượng nào đó, con người hướng hoạt động của mình theo hướng phù hợp với hứng thú đó. Chính vì vậy khi được làm việc phù hợp với hứng thú của mình dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải mái và thu được hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tiễn, có những hoạt động ta rất có hứng thú (say mê theo dõi nó, quan tâm nhiều đến nó) nhưng nó không thúc đẩy ta tham gia trực tiếp vào hoạt động đó Chẳng hạn: rất nhiều người hứng thú đến mức "nghiện" xem bóng đá, nhưng không thể trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, cũng tương tự như vậy, nhiều người hứng thú khi xem các nhân vật trong phim nhưng không thể trở thành diễn viên chuyên nghiệp...
Trong những trường hợp khác, hứng thú về một cái gì đó trực tiếp dẫn cá nhân đến một hoạt động tương ứng với nó. Hứng thú của mỗi người còn khác nhau về nội dung của nó. Điều cơ bản trước tiên là hứng thú hướng vào đâu, vào cái gì cái đó có thể có ý nghĩa xã hội khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Do đó, hứng thú khác nhau xét về mặt giá trị xã hội của nó.
Một người có thể có hứng thú trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thường có một hứng thú trung tâm. Đó là những hứng thú nổi lên hàng đầu trong những hứng thú thường thấy ở người đó. Nó không chỉ thường xuyên xuất hiện với cường độ mạnh, mà còn chi phối các hứng thú khác, làm cho các hứng thú khác phụ thuộc vào nó. Nhìn vào hứng thú trung tâm của một người ta thấy rõ đạo đức của họ: Trong đời sống hàng ngày của một người, khi hứng thú này xuất hiện thì hứng thú khác ở dạng ẩn tàng để một lúc nào đó nó lại được hiện thực hoá. Hứng thú trung tâm dễ dàng hiện thực hoá hơn những hứng thú khác. Mặt khác, khi hứng thú trung tâm đang ở dạng hiện thực, nó thường lấn át sự xuất hiện của những hứng thú khác.
- Hứng thú được quy định bởi những điều kiện xã hội lịch sử. Cũng như những chức năng tâm lí cao cấp khác, trong phạm trù người, hứng thu đều được quy định bởi những điều kiện xã hội - lịch sử. Sự phát triển cửa hứng thứ phụ thuộc vào sự phát triển của sản xuất nói chung và sự phát triển của các lĩnh vực văn hoá nói riêng. Trong lịch sử phát triển của mỗi cá nhân, hứng thú được hình thành và phát triển hoàn toàn tuỳ thuộc vào kết quả lĩnh hội những thành tựu của nền văn minh trong thời đại của cá nhân đó.