PHIẾU TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 104)

II CÁC MẶT BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA XU HƯỚNG

d. Hệ thống động cơ củanhân cách

PHIẾU TÌM HIỂU HỨNG THÚ HỌC TẬP

Bạn có thích hay không?

1. Đọc các sách vật lí vui hay toán học vui. 2. Đọc về những phát kiến trong hoá học. 3. Tìm hiểu cấu tạo của rađiô điện tử 4. Đọc các tạp chí kĩ thuật.

5. Tìm hiểu về đời sống con người ở các mức khác nhau, về chế độ nhà nước ở các mức độ.

6. Tìm hiểu đời sống thực vật và động vật.

7. Đọc tác phẩm của các nhà văn cổ điển thế giới.

8. Thảo luận về các sự kiện chính trị đang diễn ra trong nước và nước ngoài. 9. Đọc sách báo nói về nhà trường.

10. Tìm hiểu công việc của bác sĩ

11. Quan tâm đến các đồ dùng trong nhà, trong lớp, trong trường 12. Đi xem hát, bảo tàng, triển lãm nghệ thuật.

14. Đọc các sách báo phổ biến khoa học nói về các phát minh vật lí (hay toán học). 15. Làm các bài tập ở nhà về hoá học.

16. Sửa chữa các máy móc, đồ dùng điện tử.

17. Xem triển lãm về kĩ thuật hoặc nghe nói chuyện về những cái mới trong kĩ thuật. 18. Đi thăm khu vực địa lí để nghiên cứu.

19. Học sinh vật học, thực vật học, động vật học. 20. Đọc các bài báo phê bình văn học.

21. Tham gia các công tác xã hội

22. Giải thích cho bạn cách làm bài tập, nếu bạn không thích tự mình làm bài tập. 23. Đọc về vấn đề con người đã học cách đấu tranh chống bệnh tật như thế nào? 24. Khâu vá, thêu thùa, nấu ăn.

25. Đọc sách báo về nghệ thuật. 26. Tìm hiểu kĩ thuật quân sự. 27. Làm thí nghiệm vật lí. 28. Làm thí nghiệm hoá học.

29. Đọc những bài nói về các phát minh mới của kĩ thuật rađiô trong các tạp chí phổ biến khoa học.

30. Sưu tầm và lắp ráp các máy móc, ví dụ như xe máy. 31. Sưu tầm các mẫu khoáng vật.

32. Làm vườn, trồng trọt.

33. Ghi chép những điều quan sát được, những ý nghiêng mình. 34. Đọc các sách về lịch sử.

35. Đọc, kể lại cho các em các mẩu chuyện, chơi với các em nhỏ. 36. Chăm sóc người bệnh, theo dõi cách sử dụng thuốc men. 37. Giúp đỡ gia đình về công việc nội trợ.

38. Tham gia một nhóm văn nghệ nghiệp dư nào đó.

39. Tham gia các trò chơi quân sự, các cuộc hành quân cắm trại. 40. Tham gia các nhóm ngoại khoá về toán (hay vật lí).

41. Pha chế các dung dịch.

42. Thu thập các máy thu thanh cũ. 43. Vẽ mô hình các thiết bị công cụ.

44. Tham gia các cuộc tham quan địa lí hay địa chất. 45. Quan sát thế giới động vật.

46. Học ngoại ngữ

47. Đọc báo về các vấn đề lịch sử

48. Làm công tác đội thiếu niên tiền phong. 49. Chăm sóc trẻ em

50. Làm các đồ chơi.

51. Trò chuyện với bạn bè về nghệ thuật. 52. Tham gia các đội thể thao

53. Tham gia thi ôlimpic về vật lí (hay toán học). 54. Giải bài tập hoá học.

55. Sử dụng các dụng cụ đo lường.

56. Làm các công việc cơ khí với các phép tính đơn giản. 57. Tìm hiểu các bản đồ địa lí (địa chất).

58. Làm thí nghiệm sinh vật học.

59. Tranh luận với các bạn bè về các cuốn sách đã đọc. 60. Nghiên cứu chế độ chính trị ở các nước khác nhau. 61. Tranh luận về các vấn đề giáo dục.

62. Tìm hiểu cấu tạo của cơ thể con người. 63. Thuyết phục ai đó về một vấn đề gì đấy. 64. Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật.

65. Làm người tổ thức trong các cuộc cắm trại và trong các trò chơi. 66. Làm các phép toán theo công thức.

67. Tìm hiểu các hiện tượng hoá học trong thiên nhiên. 68. Phân tích sơ đồ máy thu thanh.

69. Vẽ các bản đồ kĩ thuật.

70. Vẽ bản đồ địa phương mình sống. 71. Chăm sóc gia súc

72. Đọc báo cáo về các vấn đề văn học. 73. Tìm hiểu lịch sử văn hoá.

75. Nghiên cứu các nguyên nhân khác nhau của bệnh. 76. Làm quen - giao tiếp với những người khác nhau. 77. Đi tham quan du lịch.

78. Tuân thủ nội quy, quy chế chung ở gia đình và nhà trường.

Phiếu trả lời

Họ và tên:... Lớp:...

Sau khi đã đọc kĩ từng câu trên bảng Anket hãy khi vào các tương ứng với các câu hỏi:(++): Rất thích và muốn trở thành chuyên gia.

(+): Thích hiểu biết nhưng không thích làm. - Không thích.

1 3 5 7 9 11 13

15 17 19 21 23 25

27 29 31 33 35 37 39

41 43 45 47 49 51

53 55 57 59 61 63 65

67 69 71 73 75 77

Cách tính toán và phân tích kết quả chuyển các kí hiệu trong phiếu trả lời thành điểm số.

(+ +) = 5; (+) = 3; - = 1 Cộng điểm số của từng cột trong 13 cột trên.

- Cột số 1: nói lên xu hướng toán - lí. - Cột số 2: nói lên xu hướng hoá học.

- Cột số 3: nói lên xu hướng kĩ thuật - điện tử. - Cột số 4: nói lên xu hướng kĩ thuật.

- Cột số 5: nói lên xu hướng địa lí - địa.

- Cột số 6: nói lên xu hướng sinh hoá và chất nông nghiệp. - Cột số 7: xu hướng ngôn ngữ học và khoa học báo chí. - Cột số 8: xu hướng sử học và hoạt động xã hội.

- Cột số 9: xu hướng công tác sư phạm và hoạt động giáo dục. - Cột số 10: xu hướng y học và hoạt động y tế.

- Cột số 11: xu hướng nội trợ. - Cột số 12: xu hướng nghệ thuật. - Cột số 13: xu hướng kinh nghiệp.

Số điểm tổng cộng của mỗi cột trong 13 cột trên sẽ nói lên hứng thú của học sinh về lĩnh vực tri thức và hoạt động tương ứng (nó được xem như là chỉ số của hứng thú) và cho phép ta phân hạng 13 nhóm theo chỉ số đó. Nhóm nào có chỉ số tối đa (30 điểm), thì đó sẽ là chỉ số của khuynh hướng, nói lên nguyện vọng đối với hoạt động tương ứng.

Bài tập số 10: Nghiên cứu mức độ kì vọng của nhân cách bằng phương pháp thực nghiệm sau đây:- Vật liêu: 20 tờ phiếu kích thước 12cm x 7cm. Một mặt của tờ phiếu ghi các phần/ số thứ tự bài tập số trang trong sách Thực hành tâm lí học (Trần Trọng Thủy (Chủ biên). NXB Giáo dục năm 1990). Mặt kia ghi số thứ tự của bài tập (theo chiều từ dễ đến khó). Ngoài ra còn có đồng hồ bấm giây, giấy, bút.

- Cách tiến hành: Xếp các tờ phiếu thành hai hàng trước mặt sinh viên. Mặt ghi nội dung của các bài tập úp xuống dưới để sinh viên tiến hành lựa chọn và giải bài tập sau khi đã biết rõ thứ tự các bài tập là từ dễ đến khó.

cho người nghiên cứu biết. Người nghiên cứu cũng cho biết luôn kết quả giải từng bài tập (bài giải có đúng không, bài nào mà trong thời gian quy định không giải xong thì coi như không giải được) để sinh viên có thêm điều kiện lựa chọn các bài tập tiếp theo.

Quan sát quá trình lựa chọn và ghi chép theo các mẫu biên bản dưới đây.

Biên bản thực nghiệm

Họ tên sinh viên:... Lớp... Khoa:... Khoá: ………

Người nghiên cứu:... Ngày nghiên cứu:...

Thứ tự lựa chọn bài giải Thứ tự của bài tập Lí do chọn để giải Kết quả (+) và (-) Nhận xét quan sát của người nghiên cứu

Phân tích kết quả:

Vẽ đồ thị biểu diễn kết quả lựa chọn và giải bài tập (trục hoành chỉ thứ tự lựa chọn bài giải, trục tung chỉ thứ tự bài tập, giao điểm của hoành độ và tung độ là kí hiệu (+) và (-), kết quả giải bài tập). Trên cơ sở đó, đánh giá về mức độ và động thái kì vọng của sinh viên trong quá trình giải bài tập: chọn bài đầu tiên để giải là bài ở mức độ nào (dễ nhất, khó nhất hay trung bình).

Sau khi giải được (hoặc không giải được bài đã chọn thì sinh viên tiếp tục chọn và giải các bài khó hơn hay để hơn) ở liền kề (hay cách xa) bài vừa giải.

Bài tập số 11: Sinh viên tự làm tại lớp trong vòng 10 phút: ghi lại các nhu cầu hiện nay của sinh viên và xếp thứ tự từ

1 - 20. Sau đó giải thích tại sao lại xếp thứ tự như vậy? Giáo viên thu các bảng trả lời lại và tính có bao nhiêu phần trăm có nhu cầu vật chất, bao nhiêu phần trăm có nhu cầu tinh thần, bao nhiêu phần trăm có nhu cầu hoạt động xã hội? Từ đó, sẽ biết thực trạng nhu cầu của sinh viên hiện nay, làm sáng tỏ lí luận các loại nhu cầu và góp phần trong việc giáo dục nhân cách cho sinh viên.

Bài tập số 12: Sinh viên tự làm tại lớp trong vòng 10 phút.

- Cách tiến hành: Sinh viên xếp số thứ tự từ 1 - 6 nguyên nhân gây cho sinh viên có niềm tin trong học tập, cuộc sống.

- Mục đích: Tìm hiểu trong sinh viên hiện nay nguyên nhân nào gây cho các em có niềm tin trong học tập và cuộc sống.

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân

khách quan Do kết quả học tập Do tự tin Do xác định mục đích rõ ràng Do ý chí nghị lực

Khó trả lời Do gia đình Do bạn Do sự phát triển của đất nước Do yêu cầu của xã hội Do giáo dục nhà trường Khó trả lời

Do nhu cầu tự khẳng định Created by AM Word2CHM

Chương 3. KHÍ CHẤT

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH

Khí chất là những phẩm chất đặc biệt, có tính chất điển hình đối với người nào đó và được thể hiện trong quá trình phát triển, trong sự hoạt động của cá nhân.

Hành vi không chỉ phụ thuộc vào điều kiện xã hội mà còn phụ thuộc vào sự tổ chức thần kinh đặc biệt của cá nhân. Khí chất được bộc lộ rất sớm và rõ ràng ngay từ lứa tuổi mầm non trong khi chơi, khi học và trong quan hệ tiếp xúc.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)