Các giai đoạn của hành động ý chí

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 41 - 45)

II -Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2. Hành động ý chí

2.2. Các giai đoạn của hành động ý chí

a. Một số quan niệm về các giai đoạn của hành động ý chí

- Quan niệm của các nhà tâm lí học cổ đại:

Theo họ hành động ý chí diễn ra theo bốn giai đoạn:

1) Quan niệm là sự nhận định được mục đích muốn đạt được và những phương tiện để thực hiện.

2) Bàn tính: là sự tính toán cân nhắc những lí do lợi hại để có thể hành động hoặc không (Ở đây có vai trò của đấu tranh động cơ).

3) Quyết định: là giai đoạn chọn lựa con đường nên theo hành động một cách dứt khoát.

4) Thực hiện: là giai đoạn bắt tay vào hành động - đó là giá trị thực hiện của hành động ý chí.

Tuy sự phân chia trên còn đơn giản, không đúng cho mọi trường hợp, song về cơ bản là hợp lí.

+ Quan niệm thời hiện đại:

* Các nhà khoa học Tiệp Khắc như Jozan, SK phapnôvích chia hành động ý chí làm 6 giai đoạn:

(1) Ý thức được yêu cầu, nhiệm vụ, mệnh lệnh (2) Ý thức được mục đích hoạt động

(3) Đấu tranh động cơ (4) Thấy được kết quả (5) Quyết định

Khi thực hiện hành động gặp trở ngại thì điều chỉnh mục đích.

* Rudik (Nga) cho rằng cấu trúc của hành động ý chí gồm 7 thành phần: (1). Kích thích thực hiện hình động ý chí.

Kích thích này do nhu cầu gây ra mà con người nhận thấy được hoặc do những khó khăn của thực tiễn kích thích con người cần có hành động ý chí.

(2) Biểu tượng về mục đích hành động ý chí.

Trước khi hành động con người biểu tượng về kết quả hành động của mình nếu không có biểu tượng như vậy thì hoạt động chỉ có tính chất mù quáng không có ý thức.

(3) Biểu tượng về các phương thức để đạt mục đích đã định.

Khi có biểu tượng về kết quả hành động thì phải có biểu tượng về các phương pháp, phương tiện để thực hiện đến mục đích.

(4) Ý định thực hiện một hoạt động nhất định (5) Quyết định thực hiện một hoạt động nhất định (6) Nỗ lực ý chí

(7) Thực hiện quyết định đề ra ở một góc độ nào đó

Nhìn chung, cách chia trên là hợp lí song quá chi tiết. Sự thực khi hành động con người không có ý thức về các giai đoạn một cách chi tiết như trên.

* Ulemova (Nga) cho rằng: hành động ý chí chính là giải quyết xung đột lại xảy ra trong các hoàn cảnh sau:

(1) Chủ thể đứng trước hoàn cảnh phải chọn một.

(2) Xung đột xảy ra khi có sự ngăn cản lại nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân. (3) Khi con người mất phương hướng

(4) Khi có những phương hướng đối lập dựa vào giá trị hành động. Từ đó, theo bà có các loại xung đột sau:

(1) Xung đột giữa hai giá trị tốt (dương tính) A + -> O<- B +

Trong trường hợp này, xung đột xảy ra khi có những giá trị bằng nhau và có những rung cảm giống nhau làm cho cá nhân khó thực hiện (quyết định) để lựa chọn một giá trị.

(2) Xung đột giữa hai giá trị xấu (âm tính)

- A -> O <- B -

Con người có nguyện vọng đạt giá trị tốt. Song, thực tế cuộc sống không phải lúc nào cũng thoả mãn nguyện vọng của con người. Trước thực tế đòi hỏi con người phải chọn một mới tồn tại.

(3) Xung đột giữa giá trị tốt và giá trị xấu

+ A -> O <- B -

Trong hoàn cảnh nào đó có hai giá trị dương và âm - đòi hỏi cá nhân phải chọn một trong hai giá trị âm, dương có tính tương đối tuỳ theo nhu cầu, hứng thú, mục đích, động cơ... Đồng thời, xung đột thường nảy sinh trong một hoàn cảnh nhất định gọi là hoàn cảnh xung đột. Hoàn cảnh xung đột xuất hiện khi có khuynh hướng khác nhau và những hành vi, hành động đối lập nhau của cá nhân. Từ đó, có thể chia ra ba loại xung đột hoàn cảnh:

* Xung đột bên ngoài cá nhân: khi hoàn cảnh bên ngoài đối lập không hài hoà với yêu cầu của hành động.

* Xung đột bên trong cá nhân và bên ngoài cá nhân: khi những yêu cầu của hoàn cảnh bên ngoài nhất là những yêu cầu của xã hội không phù hợp với khuynh hướng bên trong cá nhân. Do đó, con người có sự mâu thuẫn trong những hành động phản ứng.

* Xung đột bên trong cá nhân khi bản thân xuất hiện những khuynh hướng đối lập với hành vi, hành động. Nguồn gốc xung đột do hoàn cảnh chủ quan như mâu thuẫn giữa nguyện vọng, nhu cầu... với khả năng hành động của cá nhân.

b. Các giai đoạn của hành động ý chí

Ý chí luôn luôn kích thích tính tích cực của con người. Việc thực hiện thành công một loại hành động sẽ gây ra cho con người một trạng thái tin tưởng. Mặt khác, nó còn kích thích sự phát triển ở con người những phẩm chất ý chí của nhân cách. Trong mỗi hành động ý chí điển hình có thể phân ra làm 3 giai đoạn (hay thành phần): giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh giá kết quả hành động.

- Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu:

* Đặt ra và ý thức rõ mục đích của hành động - nghĩa là, xác định mục đích, hình thành động cơ để chọn lấy một mục đích, một động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ còn diễn ra suốt quá trình hành động.

* Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, hành động. * Quyết định hành động.

Kích thích gây ra mọi hành động và nhu cầu: nhu cầu hiểu biết, nhu cầu giao lưu, nhu cầu thành đạt... Nhu cầu sẽ quy định mục đích của hành động và thúc đẩy hành động. Nhu cầu được phản ánh trong ý thức của con người ở những mức độ khác nhau:

Ở mức độ ý hướng thì nhu cầu được phản ánh trong ý thức một cách mù mờ, chưa rõ ràng. Nó mù mờ là vì nhu cầu yếu ớt, những tín hiệu của nó không phản ánh một cách đầy đủ, rõ ràng trong ý thức.

đối tượng của nhu cầu, nhưng chưa xác định con đường, cách thức để thực hiện mục đích đó.

Ở mức độ ý định thì nhu cầu đã được ý thức một cách đầy đủ: con người xác định được mục đích và con đường thực hiện mục đích của hành động. Khi một cá nhân nói rằng có ý định làm việc gì đó tức là đã sẵn sàng thực hiện hành động. Con người thường có nhiều nhu cầu khác nhau cùng một lúc. Do đó cùng một lúc có thể đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình. Thực tế, mỗi hành động của con người thường chỉ thực hiện một hay hai mục đích nào đó. Trong quá trình đề ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu tranh bản thân để chọn lấy một mục đích nào đấy trong số nhiều mục đích cùng đặt ra. Vì vậy, sự đấu tranh bản thân còn được gọi là đấu tranh động cơ dựa trên nhu cầu được ý thức một cách sâu sắc sẽ trở thành động cơ của hành động.

Trong sự đấu tranh động cơ thì vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tình cảm của nhân cách giữ vai trò quyết định. Giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động. Quyết định có nghĩa là, dừng lại ở một mục đích và những phương pháp, phương tiện hành động nhất định, được thực hiện theo một kế hoạch nhất định.

+ Giai đoạn thực hiện: Việc chuyển từ quyết định hành động đến hành động là sự thay đổi về chất, vì đó là sự chuyển biến nguyện vọng thành hiện thực. Việc thực hiện quyết định có thể diễn ra dưới hai hình thức.

* Hành động bên ngoài

* Hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành động bên ngoài).

Trong quá trình thực hiện hành động, con người có thể gặp những khó khăn, trở ngại, đòi hỏi phải nỗ lực ý chí vượt qua, nhằm thực hiện đến cùng mục đích đã định. Có 2 loại trở ngại, khó khăn: khó khăn bên trong (chủ quan) và các khó khăn bên ngoài (khách quan). Ý chí thể hiện tập trung và rõ ràng khi nó khắc phục các khó khăn để đạt được mục đích đề ra bằng sự nổ lực của bản thân.

- Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động

Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng có sự đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được. Việc đánh giá này là cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong những giai đoạn, phán đoán đặc biệt, tán thành, biện hộ, lên án quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện.

Sự đánh giá các hành động đã hoặc đang thực hiện được tiến hành theo quan điểm chính trị - xã hội, quan điểm đạo đức, thẩm mĩ... Sự đánh giá không chỉ có cá nhân mà cả xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự đánh giá của xã hội đối với hành động của con người được thể hiện trong việc phê bình và tự phê bình.

Khi kết quả hành động phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc. Sự đánh giá thường đem lại sự hài lòng thoả mãn hoặc chưa thoả mãn, chưa hài lòng. Sự đánh giá có

thể trở thành sự kích thích vì động cơ đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục tăng cường các hành động đang thực hiện.

Tóm lại, các giai đoạn của hành động ý chí có mối quan hệ với nhau, có thể biểu diễn theo sơ đồ như sau:

Qua phân tích cấu trúc của một hành động ý chí điển hình, chúng ta thấy: Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên có sự tham gia của nhiều quá trình tâm lí, nhưng quá trình tư duy có vai trò quyết định. Còn trong giai đoạn (thành phần) thứ hai thì các kĩ năng và kỹ xảo cũng như năng lực tổ chức lại giữ vai trò quyết định. Khi gặp các khó khăn, trở ngại thì vai trò tích cực lại thuộc về tư duy. Giai đoạn thực hiện hành động thể hiện sự nỗ lực ý chí, một yếu tố rất cần thiết để khắc phục những mệt mỏi, những trở ngại bên ngoài. Giai đoạn (thành phần) thứ ba, của hành động ý chí lại liên quan mật thiết tới tư duy và cảm xúc, xu hướng, tính cách của con người. Vì vậy, nhân cách con người được bộc lộ rõ ràng trong các giai đoạn (thành phần) của một hành động ý chí.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)