Hành động tự động hoá kĩ xảo và thói quen

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 45)

II -Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ

2. Hành động ý chí

2.3. Hành động tự động hoá kĩ xảo và thói quen

Ngoài hành động bản năng, hành động ý chí ở con người còn có hành động tự động hoá. Như trên đã nói, hành động ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, song để phối hợp, bổ trợ, đỡ mệt mỏi cho hành động mà vẫn đạt kết quả tốt thì cần tới hành động tự động hoá.

a. Khái niệm hành động tự động hoá

Hành động tự động hoá là loại hành động mà vốn lúc đầu nó là những hành động có ý thức, có ý chí nhưng do được lặp đi, lặp lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà nó trở thành tự động hoá, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn đạt kết quả.

b. Các loại hành động tự động hoá

- Kĩ xảo: Kĩ xảo là một loại hành động tự động hoá đã được luyện tập. Kĩ xảo thể hiện sự thành thạo trong công việc.

+ Ý chí tham gia vào quá trình kĩ xảo ít, thậm chí có khi cảm thấy không có. Trong kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng giữa ý chí và tính tự động hoá.

+ Ý chí càng cao thì hành động ý chí càng bớt dần. Mục tiêu riêng được tổng hợp lại thành một khâu trong một hành động bao quát.

+ Kĩ xảo không nhất thiết được kiểm tra bằng mắt mà được kiểm tra bằng cảm giác vận động, tức là các rung động đi qua các đầu dây thần kinh, các khớp xương, bắp thịt.

+ Những động tác thừa dần dần bị loại trừ, như vậy hành động diễn ra sẽ nhanh và tiết kiệm.

+ Khi kĩ xảo được hình thành sẽ tạo ra sự thống nhất giữa tính nhuần nhuyễn và tính ổn định trong hành động. Do vậy, kĩ xảo càng cao thì càng đạt nhiều kết quả tốt. Kĩ xảo có liên quan đến năng lực. Do đó, trong giáo dục cần chú ý bồi dưỡng rèn luyện kĩ xảo cho học sinh.

Tóm lại kĩ xảo có những đặc điểm chính sau:

1. Khi kĩ xảo hình thành người ta không phải suy nghĩ trước xem nên thực hiện hành động như thế nào.

2. Không chia hành động thành những thao tác riêng lẻ.

3. Không dự kiến trước nên thực hiện từng thao tác một như thế nào. - Thói quen:

Thói quen là hành động tự động hoá ổn định trở thành nhu cầu của con người. Bởi vì, thói quen thường gắn với thái độ, nhu cầu, hứng thú... của con người. Mỗi nét tính cách vững bền đều được biểu hiện trong những thói quen tương ứng.

c. So sánh kĩ xảo và thói quen

Kĩ xảo Thói quen

- Mang tính chất kĩ thuật - Gắn với nhu cầu nếp sống - Được đánh giá về mặt thao tác - Được đánh giá về mặt đạo đức - Ít gắn với tình huống - Thường gắn với tình huống cụ thể - Có thể ít bền vững nếu không

thường xuyên luyện tập củng cố - Bền vững, ăn sâu vào nếp sống - Hình thành chủ yếu nhờ luyện tập có

mục đích (như rèn luyện, bắt chước) và có hệ thống

- Hình thành bằng nhiều con đường: sự lặp lại đơn giản máy móc, bắt chước, sự giáo dục và tự giáo dục

+ Xoay quanh vấn đề kĩ xảo và thói quen có nhiều quan điểm khác nhau thậm chí đối lập nhau trong việc đánh giá vai trò của thói quen trong hoạt động của con người.

+ Nhà triết học F. Becơn người Anh (1561 - 1626) cho rằng, thói quen ngự trị khắp nơi, bản chất của giáo dục không có gì khác hơn là thói quen đã được hình thành trước kia.

+ G. Rút xô (1712 - 1778), nhà văn, nhà triết học, nhà giáo dục Pháp cho rằng, thói quen duy nhất cần phát triển ở trẻ em là không có thói quen nào.

+ Quan điểm tâm lí học duy vật biện chứng:

* Chúng ta công nhận việc thay đổi thói quen, nhất là thói quen xấu rất khó khăn. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ hành vi của con người là do thói quen chi phối và nhiệm vụ của giáo dục chỉ đơn thuần là điều chỉnh thói quen hành vi. Trong thực tế, con người là một chủ thể hoạt động sáng tạo, hoạt động có ý thức biết điều chỉnh điều khiển thái độ, hành vi của mình.

Vì vậy, nếu phủ nhận hoàn toàn vai trò của thói quen cũng là sai lầm. Bởi lẽ, nếu con người hình thành được những thói quen tốt sẽ làm cho hoạt động của con người nhẹ nhàng, đỡ tốn sức lực, tinh thần, mà vẫn đạt kết quả. Đặc biệt, trong giáo dục cần hình thành thói quen tốt, thói quen đạo đức cho các em. K.D. Usinxki - nhà giáo dục Nga đã nhận xét: giáo dục mà không có thói quen như lâu đài xây dựng trên bãi cát, thói quen là cơ sở của hệ thống giáo dục, là đòn bẩy của giáo dục.

d. Quy luật hình thành kĩ xảo

Quy luật tiến bộ không đồng đều. Trong quá trình luyện tập kĩ xảo có sự tiến bộ không đồng đều:

+ Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh sau đó chạm dần.

+ Có những kĩ xảo khi mới bắt đầu luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nhất định thì nó lại tăng nhanh.

+ Có những trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời bị lùi lại, sau đó tăng dần.

Vì vậy vận dụng quy luật trên khi hành thành kĩ xảo cần hình thành tính kiên trì không nóng vội, không chủ quan, để rèn luyện có kết quả tốt.

Quy luật này cho thấy, kết quả luyện tập kĩ xảo không chỉ phụ thuộc vào số lần gặp lại (củng cố) mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác: sự giảm sút chất lượng của nguyên liệu và phương tiện công cụ lao động, sự ảnh hưởng của sự mệt mỏi, những cảm xúc âm tính...

- Quy luật "đỉnh" của phương pháp luyện tập.

Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất đối với nó mà thôi. Mức kết quả cao nhất của mỗi phương pháp luyện tập có thể đem lại được, gọi là “đỉnh” của phương pháp ấy.

sử dụng các phương pháp có "đỉnh" cao hơn.

Quy luật này cho chúng ta thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, công tác.

Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng sau:

+ Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kĩ xảo mới, đó là sự di chuyển hay còn gọi là "cộng" kĩ xảo.

+ Kĩ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại, khó khăn cho việc hình thành kĩ xảo mới, đó là hiện tượng "giao thoa" kĩ xảo. Hiện tượng chuyển kĩ xảo hay "cộng" kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới có cái gì đó giống nhau: cả hai kĩ xảo đều có thủ thuật thực hiện hành động giống nhau, đều có cấu trúc như nhau, đều có những yêu cầu chung đối với việc tổ chức kiểm tra, đối với tâm thế chung... Trong trường hợp ngược lại thì có hiện tượng giao thoa kĩ xảo. Do quy luật này mà chúng ta cần phải chú ý tìm hiểu và tính đến những kĩ xảo đã có ở học sinh khi luyện tập cho các em những kĩ xảo mới để có thể tận dụng ảnh hưởng tốt hoặc hạn chế ảnh hưởng xấu của chúng đối với việc hình thành kĩ xảo mới.

- Quy luật dập tắt kĩ xảo

Một kĩ xảo đã được hình thành nếu không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể bị mất hẳn - đó là sự dập tắt của kĩ xảo. Vì vậy, trong việc hình thành và giữ gìn kĩ xảo đã có, cần chú ý ôn tập và củng cố một cách thường xuyên, kiên trì và có hệ thống.

Các quy luật trên cần được quan tâm trong quá trình luyện tập hình thành kĩ xảo ở mỗi người.

Một phần của tài liệu các thuộc tính điển hình của tâm lý nhân cách (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)